Dầu thô Brent giảm 1,73 USD, tương đương 2,3%, xuống 72,97 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giảm 1,61 USD, tương đương 2,4%, ở mức 66,74 USD.
Trong tuần dầu Brent đã giảm gần 12% trong tuần, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 12. Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 13% kể từ khi đóng cửa vào thứ Sáu, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
Các nhà phân tích vẫn kỳ vọng nguồn cung toàn cầu hạn chế sẽ hỗ trợ giá dầu trong tương lai gần.
Các thành viên OPEC+ cho rằng sự suy yếu về giá trong tuần này là do tác động từ thị trường tài chính hơn là do bất kỳ sự mất cân bằng cung cầu nào, đồng thời cho biết thêm rằng họ kỳ vọng thị trường sẽ ổn định.
Việc dầu thô Mỹ giảm trong tuần này xuống dưới 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2021 có thể thúc đẩy chính phủ Mỹ bắt đầu tăng cường kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược.
Và các nhà phân tích kỳ vọng sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc sẽ hỗ trợ giá, với xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 3 hướng tới mức cao nhất trong gần hai năm rưỡi.
Ả Rập Saudi và Nga trong cuộc họp hôm thứ Năm đã khẳng định cam kết của họ đối với quyết định của OPEC+ vào tháng 10 năm ngoái về việc cắt giảm mục tiêu sản xuất hai triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự phục hồi rộng hơn trên các thị trường tài chính sau khi ngân hàng Credit Suisse được các cơ quan quản lý Thụy Sỹ hỗ trợ, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đảm bảo với các nhà lập pháp rằng hệ thống ngân hàng của Mỹ vẫn ổn định.
Đáng chú ý, phiên 14/3, giá dầu thế giới giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất trong ba tháng sau khi báo cáo lạm phát của Mỹ và mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính mới có thể làm giảm nhu cầu dầu trong tương lai.
Trong khi đó, giá tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục tăng trong tháng Hai khi người Mỹ liên tục phải đối mặt với chi phí thuê nhà và thực phẩm cao hơn. Điều này đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khi cuộc chiến chống lạm phát đã trở nên phức tạp do sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực.
Chuyên gia Edward Moya thuộc công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) cho biết giá dầu thô giảm sau khi báo cáo lạm phát đánh đi tín hiệu về một đợt tăng lãi suất nữa của Fed.
Số liệu thống kê cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng Hai sau khi tăng 0,5% trong tháng Một. Sự giảm tốc này đã khiến các nhà đầu tư dự báo Fed sẽ tăng lãi suất ít hơn trong tháng Ba. Các nhà giao dịch phần lớn dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng này.
Giá dầu cũng chịu tác động tiêu cực sau số liệu cho thấy các công ty năng lượng đã bổ sung khoảng 1,2 triệu thùng dầu vào kho dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc vào ngày 10/3.
Tuy nhiên, vẫn có một nhân tố tích cực khác đối với thị trường là báo cáo hàng tháng của OPEC dự báo nhu cầu dầu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ cao hơn trong năm 2023. Dù vậy, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,32 triệu thùng/ngày, tương đương 2,3% trong năm nay.
Nhà phân tích Phil Flynn tại công ty dịch vụ tài chính The PRICE Futures Group (Mỹ) cho rằng cuộc khủng hoảng đang khiến các ngân hàng lớn giảm nợ, hạn chế đầu tư vào dầu mỏ và khiến giá dầu giảm mạnh hơn các tài sản rủi ro khác.
Cùng ngày 15/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho thấy tổng dự trữ xăng của nước này giảm 2,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/3, trong khi nhiêu liệu chưng cất giảm 2,5 triệu thùng.
Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo Bank (Đan Mạch), cho biết áp lực bắt nguồn từ "tình trạng thị trường tiếp tục mong manh".
Các nhà phân tích vẫn kỳ vọng nguồn cung toàn cầu hạn chế sẽ hỗ trợ giá dầu trong tương lai gần.
Các thành viên OPEC+ cho rằng giá dầu sụt giảm trong tuần này là do các động lực tài chính hơn là do bất kỳ sự mất cân bằng cung cầu nào, đồng thời kỳ vọng thị trường sẽ ổn định.
Và các nhà phân tích kỳ vọng sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc sẽ hỗ trợ giá, với xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 3/2023 hướng tới mức cao nhất trong gần hai năm rưỡi.

Trước đó, giá dầu tăng nhẹ trở lại vào phiên chiều thứ Năm (16/3), sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng trong phiên trước đó. Giá dầu thô Brent tăng 59 cent hay 0,8% lên 74,28 USD/thùng. Dầu (WTI) CLc1 tăng 49 cent hay 0,7% lên 68,10 USD/thùng. Vào thứ Tư, ngày giảm thứ ba liên tiếp, dầu thô của Mỹ lần đầu tiên giảm xuống dưới 70 USD/thùng kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021. Dầu Brent đã giảm gần 10% kể từ khi đóng cửa ngày thứ Sáu, trong khi dầu thô của Mỹ giảm khoảng 11%.

Lim Tai An, nhà phân tích tại Phillip Nova Pte, cho biết triển vọng lạc quan hơn của OPEC đối với nhu cầu dầu của Trung Quốc cũng hỗ trợ giá dầu.
OPEC đã tăng dự báo nhu cầu của Trung Quốc cho năm 2023 vào đầu tuần này và một báo cáo hàng tháng từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào thứ Tư đã đánh dấu sự thúc đẩy đối với nhu cầu dầu mỏ từ việc nối lại hoạt động hàng không và mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc.
Nhưng những lo ngại về tình trạng dư cung vẫn còn. IEA cho biết trong báo cáo rằng dự trữ dầu thương mại ở các nước OECD phát triển đã đạt mức cao nhất trong 18 tháng, trong khi sản lượng dầu của Nga vẫn ở gần mức trước xung đột xảy ra.
Cuối ngày thứ Năm, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu được cho là đang nghiêng về hướng tăng lãi suất khi nền kinh tế khu vực đồng euro đang phục hồi sức mạnh và lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong nhiều năm.
Lãi suất cao hơn có thể dẫn đến nhu cầu dầu giảm khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng những lo ngại về khủng hoảng tài chính lan rộng đối với khu vực ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 7%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ đã giảm 7% vào thứ Sáu (17/3), xuống mức thấp nhất trong ba tuần do dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá giao tháng 4 giảm 17,6 cent, tương đương 7%, xuống mức 2,338 USD/(mmBtu). Hợp đồng đã giảm 3,2% trong tuần này sau khi giảm 19% vào tuần trước.
Refinitiv dự báo rằng nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 116,9 bcfd trong tuần này xuống 108,0 bcfd vào tuần tới.

Nguồn: VITIC/Reuters