Sự thiếu hụt của đồng phế liệu - nguyên liệu cho khoảng một phần ba sản lượng đồng của Trung Quốc - đã dẫn một số nhà máy luyện Trung Quốc cắt giảm sản lượng đồng tinh chế, và buộc một số nhà chế tạo chuyển sang kim loại tinh chế thay vì phế liệu.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London tăng 0,5% lên 9.380,50 USD/tấn, trong khi hợp đồng đồng giao tháng 10 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,9% lên 69.630 CNY (tương đương 10.768,29 USD)/tấn
Sự thiếu hụt đồng phế liệu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất ở Trung Quốc trong năm nay.
Dự trữ đồng giảm tuần thứ 7 liên tiếp xuống 44.629 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2009. Các biện pháp hạn chế cắt giảm sản lượng ở Trung Quốc ngày càng được thắt chặt hơn làm gián đoạn nguồn cung và nguồn cung cấp đồng phế liệu cũng bị hạn chế buộc một số người dùng chuyển sang dùng đồng cực âm . 
Chi phí nguyên liệu tăng và các thách thức chuỗi cung ứng khiến nhà xuất khẩu Trung Quốc tăng giá hàng hóa, làm áp lực lạm phát toàn cầu tăng.
Các nhà phân tích của ING cho biết cuộc khủng hoảng điện sẽ hỗ trợ giá vì nó sẽ dẫn đến giảm nguồn cung, nhưng cũng có tác động tiêu cực vì nó ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Trên sàn giao dịch London giá Nikel giảm 1% xuống 19.200 USD/tấn và giá kẽm giảm 0,9% xuống 3.100,50 USD/tấn.
Giá nhôm tại Thượng Hải giảm 1,3% xuống 22.890 CNY/tấn, giá nikel giảm 0,5% xuống 144,7120 CNY/tấn trong khi tăng 1,2% lên 14.480 CNY/tấn.
Dự trữ nhôm tại Thượng Hải hôm thứ Sáu tăng lần đầu tiên trong 5 tuần lên 229.847 tấn, giảm bớt lo lắng về thiếu hụt nguồn cung và áp lực giá. 
Trung Quốc đã cân nhắc việc bán khoảng 500.000 tấn nhôm từ nguồn dự trữ nhà nước để hạ nhiệt thị trường. Nhờ vậy, giá nhôm ban đầu có giảm nhưng vẫn quay lại mức cao nhất trong một thập kỷ. Năm 2020, sản lượng nhôm tiêu thụ của Trung Quốc là 37 triệu tấn, hơn một nửa tổng sản lượng của thế giới.
Quốc gia này nắm giữ các kho dự trữ từ nguyên liệu như đồng đến thực phẩm như đậu tương, cũng như trữ lượng dầu thô khổng lồ với số lượng không được tiết lộ. Bất kỳ động thái mua vào hay bán ra nào của cơ quan dự trữ cũng đều có khả năng thay đổi thị trường một cách đáng kể.
Kế hoạch dài hạn hơn của Trung Quốc có thể bổ sung thêm kim loại cơ bản vào nguồn dự trữ chiến lược để đảm bảo nguồn cung trong nước và giảm bớt sự thiếu hụt tiềm năng, mặc dù bất kỳ chương trình thu mua nào của nhà nước hiện đều có nguy cơ đổ thêm dầu vào lửa.

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters