Theo IEA, xuất khẩu LNG của Mỹ tăng 12% so với nửa cuối năm 2021, lên mức trung bình 11,2 tỷ foot khối/ngày trong sáu tháng đầu năm nay. IEA cho biết năng lực xuất khẩu LNG tăng, cùng với giá và nhu cầu tăng cao, đặc biệt là từ châu Âu, đã giúp thúc đẩy xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ.
Xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng đáng kể trong vài năm qua khi các quốc gia trên toàn thế giới tìm cách đa dạng hóa và tránh các nhà máy sử dụng than. Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở mới phải mất vài năm, do đó Mỹ dự kiến sẽ không tăng thêm công suất khí hóa lỏng mới đáng kể nhất là cho đến ít năm 2024.
EIA cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, khoảng 71% lượng LNG xuất khẩu của Mỹ sang Liên minh châu Âu và Anh.
Châu Âu đang tìm cách để dự trữ đủ lượng khí đốt trong kho trước mùa đông, vì Nga đã cắt giảm nghiêm trọng các chuyến hàng khí đốt qua đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 sau khi Mỹ và các đồng minh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đất nước này.
Năng lực xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng thêm khoảng 1,9 foot khối/ngày kể từ tháng 11/2021, bao gồm các chuyến hàng mới tại Cheniere Energy's Sabine Pass, Venture Global's Calcasieu Pass. Ngoài ra, năng lực sản xuất LNG tăng cao tại các cơ sở Sabine Pass và Corpus Christi.
EIA ước tính công suất hóa lỏng trung bình trong tháng 7 đạt 11,4 foot khối/ngày, với công suất đỉnh ngắn hạn là 13,9 foot khối/ngày.
Vào tháng 6, Mỹ đã xuất khẩu LNG ít hơn 11% so với mức xuất khẩu trung bình 11,4 foot khối/ngày trong 5 tháng đầu năm 2022, sau khi một vụ hỏa hoạn gây ra sự cố ngừng hoạt động tại cơ sở xuất khẩu LNG Freeport.
Freeport LNG ước tính sẽ nối lại hoạt động hóa lỏng một phần vào đầu tháng 10 và trở lại sản xuất toàn bộ vào cuối năm.

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)