Thiếc, một kim loại thường được sử dụng trong hàn, đã liên tục tăng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) trong năm nay. Giá thiếc trong ba tháng được giao dịch ở mức 32.250 USD vào ngày 04/11, tăng 27% so với đầu tháng 1/2024.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát thường niên của ITA cho thấy nguyên nhân chính khiến giá tăng mạnh trong năm nay là do tình trạng căng thẳng trong chuỗi cung ứng thiếc chứ không phải do nhu cầu tăng cao.
Nhu cầu giảm trong vòng một năm qua
Năm 2023, mức sử dụng thiếc tinh chế giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 357.100 tấn, theo một cuộc khảo sát 80 công ty chiếm khoảng 42% nhu cầu toàn cầu
Sự sụt giảm này mạnh hơn nhiều so với dự báo vào thời điểm này của năm 2023, khi các công ty được khảo sát dự đoán mức giảm tương đối nhẹ là 1,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng lượng thiếc sử dụng, bao gồm cả thiếc tinh chế và chưa tinh chế, đã giảm mạnh 4,9% so với cùng kỳ năm 2022 xuống còn 433.000 tấn vào năm 2023, theo ước tính tạm thời của ITA.
Những người tham gia khảo sát kỳ vọng nhu cầu thiếc năm nay sẽ tăng 3,0% nhờ vào sự thúc đẩy của nền kinh tế Trung Quốc.
Nhu cầu thiếc từ ngành hàn, chiếm hơn một nửa tổng lượng tiêu thụ toàn cầu, đã giảm 1% vào năm 2023 do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều nước phương Tây đã làm giảm nhu cầu đối với hàng điện tử.
Năm nay, lượng thiếc sử dụng trong ngành này dự báo sẽ tăng 2,5%, nhờ vào sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và việc loại bỏ dần chì trong hàn bảng mạch.
Các lĩnh vực khác đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong việc sử dụng thiếc vào năm 2023, với ngành hóa chất giảm 3,1%, thiếc tấm giảm 7,6%, và hợp kim đồng giảm 16,9%. Hầu hết các lĩnh vực này dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024, ngoại trừ phân khúc thiếc-đồng, do ngành xây dựng của Trung Quốc đang gặp khó khăn.Lượng hàng tồn kho tăng vọt
Sự suy yếu của nhu cầu toàn cầu giúp giải thích lý do tại sao hàng tồn kho trên sàn giao dịch tăng vọt trong suốt năm 2023 và đầu năm 2024.
Lượng hàng tồn kho đã đăng ký tại LME và Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) đã tăng từ 10.000 tấn vào đầu năm 2023 lên gần 25.000 tấn vào tháng 5/2024.
Tồn kho trên sàn giao dịch tiếp tục tăng ngay cả khi xuất khẩu của Indonesia bị đình chỉ trong hai tháng đầu năm 2024 do sự chậm trễ trong việc cấp phép.
Trung Quốc chiếm phần lớn mức tăng, với lượng hàng tồn kho trên Sở Giao dịch Hàng hóa Thượng Hải (ShFE) đạt mức cao kỷ lục là 17.818 tấn vào tháng 5/2024.
ITA cho biết người tiêu dùng cũng đang nắm giữ lượng hàng tồn kho tương đương khoảng 3,8 tuần cung ứng toàn cầu vào cuối năm 2023, tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong suốt cả năm.
Các công ty được khảo sát dự báo lượng hàng tồn kho của họ sẽ giảm xuống còn 3,4 tuần vào cuối năm nay, phản ánh nhu cầu sẽ tăng trở lại.
Điều đáng chú ý là kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 5/2024, tồn kho ở Thượng Hải đã giảm xuống còn 8.522 tấn, cho thấy thị trường trong nước đang thắt chặt.
Nguồn cung nguyên liệu thô thắt chặt
Cuộc khảo sát của ITA chỉ ra rằng nếu Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc phục hồi nhu cầu, thì tác động này càng trở nên mạnh mẽ hơn do các vấn đề về sản xuất khi các nhà máy luyện kim của Trung Quốc thiếu nguyên liệu thô.
Vẫn chưa có thông tin cập nhật nào về tình hình của mỏ Man Maw ở khu vực bán tự trị của Myanmar do Nhà nước Wa kiểm soát.
Mỏ này, chiếm khoảng 7% sản lượng thiếc toàn cầu và cung cấp cho nhiều nhà máy luyện kim của Trung Quốc, đã bị đình chỉ kể từ tháng 8/2023, với lý do là để tiến hành một cuộc kiểm toán toàn diện do chính quyền Wa thực hiện.
Nhập khẩu tinh quặng thiếc từ Myanmar của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 1.400 tấn trong tháng 9/2024. Lượng nhập khẩu từ Myanmar tính đến nay đã giảm 52% xuống còn 66.000 tấn.
Nhà cung cấp dữ liệu địa phương Shanghai Metal Market dự kiến sản lượng quốc gia sẽ giảm trong những tháng tới, việc siết chặt này đang bắt đầu ảnh hưởng đến các nhà luyện thiếc của Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh Vân Nam và Geiju.
Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang chuyển sang thị trường nước ngoài để mua thiếc tinh chế. Nước này đã nhập khẩu gần 2.000 tấn thiếc tinh chế trong tháng 9/2024, mức cao nhất kể từ tháng 1/2024. Điều này đủ để Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ròng trong tháng thứ hai liên tiếp.Giảm thiểu biến động
Thông tin về mỏ Man Maw là ẩn số lớn trong bức tranh cung cấp thiếc hiện tại. Đó là lý do tại sao thiếc đang có mức độ khan hiếm cao hơn so với các kim loại cơ bản khác.
Tuy nhiên, sự suy giảm nhu cầu toàn cầu vào năm 2023 đã đủ mạnh để tạo ra một lượng dự trữ đáng kể, giúp làm giảm biến động của thị trường. Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Mặc dù có sự phục hồi nhu cầu vừa phải trong năm nay, nhưng sư thiếu hụt nguồn cung sẽ càng làm tăng thêm cẳng thẳng trong chuỗi cung ứng thiếc.
Trung Quốc vẫn chưa thể bù đắp hoàn toàn sự thiếu hụt nguyên liệu thô từ Myanmar. Tổng lượng nhập khẩu tinh quặng thiếc từ mọi nguồn đã giảm gần 1/3 trong chín tháng đầu năm nay.
Khi các nhà máy luyện kim Trung Quốc nỗ lực nâng sản lượng và giảm lượng dự trữ, thị trường thiếc có thể sẽ gặp một số biến động trong tương lai.
Các quan điểm được nêu trên là của tác giả, một người phụ trách chuyên mục của Reuters.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters