• Giá dầu Brent tăng 6% trong tháng 6, dầu thô của Mỹ tăng 7%
• Kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+ có thể kìm hãm giá dầu tăng
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên 30/6 khi các nhà đầu tư cân nhắc đến việc rủi ro ở Trung Đông sẽ giảm đi và khả năng OPEC+ tăng sản lượng vào tháng 8/2025.
Cả dầu thô Brent và dầu WTI (Mỹ) đều ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3 năm 2023, nhưng tính chung trong tháng 6/2025 tăng tháng thứ hai liên tiếp, lần lượt tăng khoảng 6% và 7%.
Kết thúc phiên 30/6, hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tương lai giảm 16 cent, tương đương 0,2%, xuống 67,61 USD/thùng và hết hạn trong phiên này. Hợp đồng tháng 9, giao dịch nhiều hơn, kết thúc ở mức 66,74 USD.
Dầu thô WTI (West Texas Intermediate) giảm 41 cent, tương đương 0,6%, xuống 65,11 USD/thùng.
Cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran 6 đã đẩy giá dầu lên trên 80 USD/thùng trước khi giảm trở lại 67 USD.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục 13,47 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 4, tăng từ mức 13,45 triệu thùng/ngày vào tháng 3, theo dữ liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng.
Bốn nguồn tin của OPEC+ mới đây cho biết nhóm này sẽ tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày vào tháng 8 sau khi tăng tương tự vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7.
Nếu mức tăng đúng như thỏa thuận, tổng mức tăng nguồn cung từ OPEC+ sẽ lên 1,78 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm nay, tương đương hơn 1,5% tổng nhu cầu toàn cầu.
Nhóm các nhà sản xuất dầu sẽ họp lại vào ngày 6 tháng 7.
Tuy nhiên, một số thị trường vẫn thắt chặt mặc dù sản lượng tăng, theo Giovanni Staunovo, nhà phân tích tại UBS.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC đã tăng vào tháng 5, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi việc cắt giảm của các quốc gia trước đó đã vượt quá hạn ngạch của họ. Trong khi đó, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tăng ít hơn mức cho phép.
Kazakhstan, quốc gia liên tục vượt quá hạn ngạch do OPEC+ đặt ra, có thể vượt quá dự báo sản lượng dầu trước đó khoảng 2% trong năm nay sau khi nâng cấp sản lượng tại các mỏ dầu Caspi lớn nhất của mình.
Một cuộc khảo sát 40 nhà kinh tế và nhà phân tích vào tháng 6 dự báo giá dầu thô Brent sẽ trung bình là 67,86 USD/thùng vào năm 2025, tăng so với mức dự báo 66,98 USD của tháng 5, trong khi giá dầu thô của Mỹ được dự báo ở mức 64,51 USD, cao hơn mức ước tính 63,35 USD của tháng trước.
Giá vàng tăng hơn 5% trong quý II/2025
• Giá bạc, bạch kim và palladium tăng trong quý
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên 30/6 do USD yếu đi, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ công bố vào cuối tuần này để biết tín hiệu về lộ trình chính sách của Fed.
Vàng giao ngay kết thúc phiên này tăng 0,6% lên 3.293,55 USD/ounce sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 29 tháng 5 vào đầu phiên giao dịch. Kim loại màu vàng này đã tăng quý thứ hai liên tiếp, tăng 5,5% trong quý II/2025
Giá vàng Mỹ kỳ hạn tương lai tăng 0,6% lên 3.307,70 USD trong phiên 30/6.
Các thông tin tích cực về thương mại đang tác động lên thị trường vàng.
Mỹ và Trung Quốc đã giải quyết các vấn đề về khoáng sản đất hiếm và lô hàng nam châm vào tuần trước, làm dấy lên hy vọng về các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai siêu cường quốc. Ở nơi khác, Canada đã bãi bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số nhắm vào các công ty công nghệ Mỹ vào cuối Chủ Nhật để khôi phục các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ với Mỹ.
Vàng, theo truyền thống được coi là một biện pháp phòng ngừa trong thời kỳ bất ổn, cũng phát triển mạnh trong môi trường lãi suất thấp.
Các nhà phân tích của Citi dự báo giá vàng sẽ ổn định trong khoảng từ 3.100 đến 3.500 USD trong quý 3 của năm, lưu ý rằng mức đỉnh điểm vào cuối tháng 4 là 3.500 USD có thể đã là mức cao nhất khi thâm hụt thị trường vàng đang tiến gần đến đỉnh điểm.
Giá bạc giao ngay kết thúc phiên 30/6 giảm 0,1% xuống 35,93 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,3% xuống 1.334,70 USD và giá palladium giảm 3,2% xuống 1.097,24 USD. Cả ba kim loại này đều tăng trong quý II/2025.
• Giá quặng sắt tháng 6/2025 tăng tháng đầu tiên trong 4 tháng
Giá đồng ổn định trong phiên 30/6 sau một số dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, và tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Canada và Mỹ.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,1% xuống còn 9.871 USD/tấn trong phiên này, sau khi đạt mức cao nhất trong ba tháng lúc đầu phiên.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 6, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với các tháng trước, cho thấy các biện pháp kích thích đang bắt đầu có tác động.
Hợp đồng đồng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải tăng 0,2% lên 79.870 nhân dân tệ (11.150 USD) một tấn.
Thị trường kim loại cũng được hỗ trợ từ đồng USD yếu đi, với chỉ số USD vẫn gần mức thấp nhất trong hơn ba năm kéo dài từ tuần trước.
Đồng USD yếu hơn khiến hàng hóa được định giá bằng đồng USD Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Comex của Mỹ giảm 0,7% xuống còn 5,09 US/lb, đưa mức chênh lệch giá của Comex so với đồng LME lên 1.349 USD/tấn.
Trong số các kim loại khác, nhôm trên sàn LME tăng nhẹ 0,2% lên 2.600 USD/tấn, chì ít thay đổi ở mức 2.044,50 USD, kẽm giảm 0,9% xuống 2.753,50 USD, thiếc giảm 0,2% xuống 33.710 USD và niken giảm 0,1% xuống 15.225 USD.
• Giá quặng sắt tháng 6/2025 tăng tháng đầu tiên trong 4 tháng
Giá đồng ổn định trong phiên 30/6 sau một số dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, và tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Canada và Mỹ.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,1% xuống còn 9.871 USD/tấn trong phiên này, sau khi đạt mức cao nhất trong ba tháng lúc đầu phiên.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 6, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với các tháng trước, cho thấy các biện pháp kích thích đang bắt đầu có tác động.
Hợp đồng đồng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải tăng 0,2% lên 79.870 nhân dân tệ (11.150 USD) một tấn.
Thị trường kim loại cũng được hỗ trợ từ đồng USD yếu đi, với chỉ số USD vẫn gần mức thấp nhất trong hơn ba năm kéo dài từ tuần trước.
Đồng USD yếu hơn khiến hàng hóa được định giá bằng đồng USD Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Comex của Mỹ giảm 0,7% xuống còn 5,09 US/lb, đưa mức chênh lệch giá của Comex so với đồng LME lên 1.349 USD/tấn.
Trong số các kim loại khác, nhôm trên sàn LME tăng nhẹ 0,2% lên 2.600 USD/tấn, chì ít thay đổi ở mức 2.044,50 USD, kẽm giảm 0,9% xuống 2.753,50 USD, thiếc giảm 0,2% xuống 33.710 USD và niken giảm 0,1% xuống 15.225 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng nhẹ trong phiên 30/6, ghi nhận mức tăng hàng tháng đầu tiên trong bốn tháng trong bối cảnh nhu cầu gần đây vững chắc tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới, mặc dù cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài đã kìm hãm mức tăng.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên 30/6 tăng 0,21% lên 715,5 nhân dân tệ (99,88 USD)/tấn.
Hợp đồng này đã tăng 2,06% vào tháng 6.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 7 trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore giảm 0,16% xuống còn 94,4 USD/tấn trong phiên 30/6, giảm 1,3% trong tháng 6/2025.
Sản lượng kim loại nóng của Trung Quốc, thước đo nhu cầu quặng sắt của nước này, vẫn vững ở mức khoảng 2,42 triệu tấn tính đến ngày 27 tháng 6; trong khi đó, tỷ lệ sử dụng công suất lò cao trung bình tăng 0,04 điểm phần trăm lên 90,83% trong giai đoạn 20-26/6, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Dữ liệu PMI phi sản xuất, bao gồm dịch vụ và xây dựng, của Trung Quốc cho thấy mức tăng trưởng từ 50,3 lên 50,5.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 6, mặc dù với tốc độ chậm hơn.
• Giá bông, đường, cà phê đều giảm trong tháng 6/2025
Giá đậu tương Mỹ kết thúc phiên 30/6 biến động trái chiều, với hợp đồng kỳ hạn gần chịu áp lực giảm sau khi dữ liệu dự trữ hàng quý từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy nguồn cung tính đến ngày 1 tháng 6 cao hơn dự kiến.
Giá ngô kỳ hạn tương lai giảm do điều kiện mùa màng thuận lợi tại Mỹ và nguồn cung dồi dào, trong khi lúa mì bị ảnh hưởng bởi áp lực thu hoạch theo mùa và dữ liệu cho thấy lượng tồn trữ của Mỹ lớn hơn dự kiến.
Kết thúc phiên 30/6, giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2025 trên sàn Chicago giảm 3-1/2 cent xuống 10,29-3/4 USD/bushel, nhưng hợp đồng vụ mới (tháng 11/2025) tăng 2-1/4 cent lên 10,27 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 9 giảm 2-1/4 cent xuống 4,09-1/4 USD/bushel và lúa mì đỏ mềm giao cùng kỳ hạn giảm 2-1/2 cent xuống 5,38-1/4 USD/bushel sau khi giảm xuống 5,34-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 14 tháng 5.
Giá ca cao ở mức cao nhất hơn 1 tuần trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung ở Tây Phi.
Ca cao trên sàn New York tăng 79 USD, tương đương 0,9%, lên 9.000 USD/tấn, gần cao nhất kể từ ngày 17/6. Ca cao trên sàn London giảm 1,3% xuống còn 5.939 GBP/tấn.
Lượng ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà, nhà sản xuất hàng đầu thế giới, từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 29 tháng 6 đạt 1,613 triệu tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng ca cao xay nghiền của Bờ Biển Ngà trong tháng 5 giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng ca cao xay nghiền thường được coi là thước đo nhu cầu, mặc dù đôi khi có thể giảm do thiếu hạt.
Giá đường thô phiên 30/6 giảm 0,51 cent, hay 3,1%, xuống còn 16,20 cent/lb; đường trắng giảm 2,4% xuống còn 472,90 USD/tấn.
Các nhà sản xuất chính là Thái Lan và Ấn Độ dự kiến sẽ có vụ mía bội thu trong năm nay do lượng mưa dồi dào và mưa đến sớm.
Yếu tố ngăn giá đường giảm mạnh là sản lượng của nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Brazil, trong nửa đầu tháng 6 đã giảm 22%.
Giá cà phê Robusta giảm 41 USD, tương đương 1,1%, xuống còn 3.620 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất một năm là 3.459 USD vào thứ Năm. Cà phê Arabica giảm 1,2% xuống còn 3,001 USD/lb, đã giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tháng vào sáng 30/6.
Thời tiết tại Việt Nam, quốc gia trồng cà phê robusta hàng đầu thế giới, vẫn ôn hòa, với Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo vụ cà phê của Việt Nam trong năm 2025-26 sẽ tăng trưởng 6,9%.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản vững trong phiên cuối tháng, nhưng tăng trong tháng 6/2025 do bởi thời tiết ẩm ướt dai dẳng ở các vùng sản xuất chính, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
Hợp đồng cao su giao tháng 12 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên giao dịch 30/6 giảm 0,1 yên, hay 0,03%, xuống 309,6 yên (2,15 USD)/kg. Hợp đồng đã tăng 4,95% trong tháng 6/2025.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8/2025 trên sàn Singapore tăng 0,3% lên 164,2 US cent/kg.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 60 nhân dân tệ, hay 0,43%, xuống còn 13.985 nhân dân tệ (1.952,34 USD)/tấn.
Thị trường được hỗ trợ bởi mưa lớn ở tây nam Trung Quốc, miền bắc Thái Lan, Việt Nam và Philippines, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung, Japan Exchange Group cho biết. 

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters