NÔNG SẢN
Khô đậu tương là mặt hàng dẫn đầu mức tăng của cả nhóm khi đã tăng gần 3.5% trong tuần vừa rồi, lên mức 379.5 USD/tấn Mỹ, cao nhất kể từ đầu tháng 07 đến nay.
Mức tăng mạnh của khô đậu, cùng với đơn hàng 132,000 tấn đậu tương Mỹ bán cho Trung Quốc hôm cuối tuần cũng giúp cho giá đậu tương tăng 1.38% trong tuần vừa rồi, lên mức 1285.25 cents/giạ.
Áp lực trái chiều với giá khô đậu cùng đà giảm của giá dầu thô và dậu cọ khiên cho dầu đậu tương chỉ tăng nhẹ 0.35%, lên mức 53.88 cents/pound.
Trong khi đó, trái chiều với phần lớn mức tăng của nhóm nông sản, giá lúa mì Chicago tiếp tục giảm 1.31% về mức 775.00 cents/giạ.
Được hỗ trợ lớn nhờ số liệu bán hàng cao nhất niên vụ trong báo cáo Export Sales vừa rồi, cùng với thời tiết bất lợi ở miền bắc Argentina và miền nam Brazil, tuy nhiên mức giảm của lúa mì Chicago cùng áp lực bán ở kháng cự tâm lý 600 khiến cho giá ngô chỉ tăng nhẹ 0.55% lên mức 593.25 cents/giạ trong tuần vừa rồi.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Giá Arabica tăng gần 1% lên 234.75 cents/pound, còn giá Robusta đã tăng gần 3% lên 2439 USD/tấn. Những lo ngại về nguồn cung cà phê cùng với sự suy yếu của đồng USD đã hỗ trợ giá cà phê tăng trong tuần vừa rồi, tuy nhiên lực mua đã yếu hẳn so với giai đoạn trước đó.
Giá bông đóng cửa tuần tăng 1% lên 107.3 cents/pound, đây cũng là tuần thứ hai liên tiếp giá tăng. Các số liệu xuất khẩu được công bố của tuần qua không cải thiện nhiều, tuy nhiên việc đồng bạc xanh mất giá đã khiến cho lực mua tăng mạnh, và đã có lúc giá bông chạm tới 109 cents/pound.
Trái lại, hai mặt hàng đường đóng cửa tuần giảm mạnh với giá đường 11 giảm 3% còn 19.11 cents/pound, giá đường trắng giảm 2.7% còn 498 USD/tấn.

KIM LOẠI
Giá bạc đóng cửa tuần cao hơn 1.5% ở mức 22.5 USD/ounce, còn giá bạch tăng rất nhẹ chỉ 0.03% và gần như không đổi so với cuối tuần trước, ở mức 934.5 USD/ounce. Hai mặt hàng kim loại quý chịu sức ép bán rất lớn vào giữa tuần, khi mà FED đưa ra các tín hiệu thắt chặt, bao gồm việc kết thúc gói thu mua trái phiếu vào tháng 3 năm sau, cùng với kịch bản tăng lãi suất 3 lần.
Giá quặng sắt tăng hơn 10% lên 119.9 USD/tấn. Lý do cho sự chênh lệch này xuất phát từ việc giá đồng vẫn đang ở mức cao so với cùng thời điểm năm ngoái, còn giá quặng sắt đang phục hồi từ mức đáy đi lên.

NĂNG LƯỢNG
Giá WTI giảm 1.13% xuống 70.86 USD/thùng, dầu Brent giảm 2.17% xuống 73.52 USD/thùng.
Lo ngại về dịch COVID-19 quay trở lại thị trường và trở thành tác nhân số 1 gây gia sự biến động trong diễn biến giá dầu trong tuần trước. Mặc dù một số ngân hàng như Goldman Sachs dự đoán giá dầu vẫn còn triển vọng tăng mạnh trong năm sau khi nhu cầu vượt nguồn cung, tuy nhiên phát biểu này khó có thể làm yên lòng giới đầu tư khi nhìn lại vào thực tế: Số ca nhiễm mới tăng gấp đôi chỉ sau 2-3 ngày ở Anh và vượt mức kỷ lục tại các quốc gia châu Âu khác như Đan Mạch và Hà Lan khiến cho lo ngại tình trạng phong tỏa diện rộng tái diễn trở lại trong dịp nghỉ lễ năm nay.
Giá khí tự nhiên trong tuần giảm 6% xuống 3.690 USD/MMBTU theo xu hướng của nhóm năng lượng, kết hợp với thời tiết ấm hơn so với dự báo tại châu Á.

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV