Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 1/2024 tăng nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh chi phí nhà ở và chăm sóc sức khỏe tăng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và Đông Âu tiếp diễn, song đà tăng bị hạn chế do các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp cắt giảm lãi suất.
Hợp đồng dầu Brent kết thúc phiên tăng 77 US cent, tương đương 0,94%, lên 82,77 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 95 cent, tương đương 1,24%, lên 77,87 USD/thùng.
Hôm thứ Hai, giá dầu gần như không thay đổi sau khi tăng 6% vào tuần trước, do xung đột ở Trung Đông đẩy giá tăng cao.
Theo một số nguồn tin cho biết, Mỹ bác bỏ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về lệnh ngừng bắn ở Ukraine. John Kilduff, đối tác của Again Capital có trụ sở tại New York, cho biết: “Việc bác bỏ “cho thấy rằng thực sự không có hồi kết về lệnh ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình cho đến khi Ukraine đạt được điều mình muốn”. “Các lệnh trừng phạt của Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu có hiệu lực và chúng tôi đang chứng kiến nhiều quốc gia khác nhau rút lui khỏi việc mua hàng của Nga”.
Những lo ngại về sự leo thang hơn nữa cuộc chiến ở Trung Đông cũng làm dấy lên lo ngại về triển vọng nguồn cung dầu. Các cuộc đàm phán liên quan đến Mỹ, Ai Cập, Israel và Qatar về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đã kết thúc mà không có đột phá khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi Israel hoãn kế hoạch tấn công vào phía nam của vùng đất này, nơi có hơn một triệu người phải di dời. Lực lượng Houthi tiếp tục các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.
Một báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 1 vẫn tăng cao. Các nhà hoạch định chính sách của Fed được cho là sẽ phải chờ đợi lâu hơn trước khi cắt giảm lãi suất. Điều này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu, đồng thời cũng đẩy đồng đô la lên mức cao nhất 3 tháng, làm giảm nhu cầu về dầu của những người mua thanh toán bằng các loại tiền tệ khác.
Reuters dẫn một số nguồn thi cho hay số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố vào cuối ngày thứ Ba cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng trong tuần trước, trong khi tồn kho nhiên liệu giảm. Theo API, tồn kho dầu thô tăng 8,52 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 9 tháng 2, trong khi tồn kho xăng giảm 7,23 triệu thùng và tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 4,02 triệu thùng.
OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về mức tăng trưởng tương đối mạnh về nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 và 2025, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho cả hai năm. Nhóm sản xuất và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC+, vào tháng 3 tới sẽ quyết định xem có nên gia hạn cắt giảm sản lượng dầu hay không.
Các nhà phân tích của ING cho biết: “Bảng cân đối kế toán của chúng tôi cho thấy thị trường sẽ thặng dư trong quý 2 năm 2024 nếu nhóm không thực hiện được một phần khoản cắt giảm này”.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce và chạm mức thấp nhất 2 tháng sau khi Mỹ báo cáo lạm phát tháng 1 cao hơn dự kiến, làm giảm triển vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.993,29 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 13/12/2023; vàng kỳ hạn giao sau 2 tháng cũng giảm 1,3% xuống 2007,2 USD/ounce.
Giá bạch kim giao ngay phiên này giảm 1,9% xuống 871,99 USD/ounce, palladium giảm 4,1% xuống 855,59 USD và bạc giảm 2,8% xuống 22,05 USD.
Sau dữ liệu lạm phát, đồng USD đã tăng 0,7% lên mức cao nhất trong ba tháng so với các đối thủ của nó, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng tăng.
Tai Wong, nhà phân tích kim loại độc lập ở New York, cho biết: “Đó không phải là báo cáo mà thị trường mong đợi”. “Sau báo cáo này, những ‘chú chim bồ câu’ vội tìm nơi trú ẩn an toàn vì lạm phát cứng đầu một cách đáng ngạc nhiên đã làm giảm cơ hội để Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong tháng 5 xuống dưới 50%”.
Với dữ liệu lạm phát mạnh như vậy, các nhà giao dịch đặt cược rằng các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ đợi đến tháng 6 trước khi cắt giảm lãi suất. Lãi suất cao luôn bất lợi cho giá vàng thỏi.
Dữ liệu CPI đã kích hoạt “các đợt bán vàng trên phạm vi rộng… nhưng giá sẽ phải giảm xuống dưới 1.950 USD/ounce mới thực sự châm ngòi cho chương trình bán mạnh mẽ tiếp theo”, TD Securities viết trong một thông báo.
Các nhà đầu tư bây giờ sẽ tập trung vào dữ liệu doanh số bán lẻ vào thứ Năm và số chỉ số giá sản xuất (PPI) công bố vào thứ Sáu. Thị trường cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ hàng loạt quan chức Fed trong tuần này.
Một số quan chức của Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, tuần trước cho biết họ muốn thấy thêm bằng chứng cho thấy lạm phát sẽ tiếp tục giảm trước khi cắt giảm lãi suất.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng tăng mạnh lúc đầu phiên sau đó hạ nhẹ vào cuối phiên do đồng đô la mạnh lên sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 3. Đồng tiền Mỹ mạnh hơn khiến kim loại được định giá bằng đồng đô la trở nên đắt hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME), đồng kỳ hạn ba tháng kết thúc tăng 0,1% lên 8.244 USD/tấn. Kim loại này đã chạm mức thấp nhất trong 3 tháng là 8.127 USD vào ngày 9 tháng 2 và giảm 3,7% vào tuần trước.
Giá nhôm phiên này giảm 0,2% xuống 2.222,5 USD/tấn, kẽm giảm 0,6% xuống 2.306,5 USD, chì giảm 1,3% xuống 1.997,5 USD, thiếc tăng 1% ở mức 27.580 USD và niken tăng 1,4% lên 16.270 USD.
Chiến lược gia hàng hóa của ING, Ewa Manthey, cho biết: “Nếu lãi suất của Mỹ duy trì ở mức cao trong thời gian dài, điều này sẽ dẫn đến đồng đô la Mỹ mạnh hơn và tâm lý nhà đầu tư yếu đi, từ đó dẫn đến giá kim loại giảm”.
Đồng, được sử dụng rộng rãi trong điện và xây dựng, giảm 4% trong tháng này do lo ngại về nhu cầu từ nước tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và lĩnh vực bất động sản nói riêng, mặc dù hoạt động trầm lắng trong tuần này do Trung Quốc ăn mừng Tết Nguyên đán.
Về mặt kỹ thuật, đồng đã không thể vượt qua ngưỡng kháng cự từ mức trung bình động 100 ngày - là 8.294 USD.
Dữ liệu hàng ngày của LME cho thấy tồn kho đồng trong các kho đăng ký với sàn LME đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9 sau khi xuất đi 850 tấn. Trong khi đó, tồn kho chì tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 6 năm trong khi tồn kho kẽm tăng lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi.
Trên thị trường nông sản, giá ngô Mỹ tăng nhẹ vào thứ Ba do giao dịch kỹ thuật, nhưng vẫn dao động gần mức thấp nhất trong ba năm do nguồn cung dồi dào trên toàn cầu, triển vọng mùa ngô Nam Mỹ cải thiện và cạnh tranh xuất khẩu gay gắt. Giá đậu tương giảm do thời tiết cải thiện ở Nam Mỹ làm giảm bớt một số lo ngại về thị trường đậu tương. Giá lúa mì kỳ hạn kết thúc phiên không không thay đổi trong bối cảnh tiếp tục chịu áp lực bởi giá ngũ cốc Nga giảm.
Giá ngũ cốc và đậu tương tương lai cũng phải đối mặt với áp lực từ sức mạnh của đồng đô la Mỹ, đạt mức cao nhất trong ba tháng vào thứ Ba sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ chậm lại ít hơn dự kiến trong tháng 1. Đồng đô la Mỹ mạnh hơn có xu hướng làm cho ngũ cốc của Mỹ kém hấp dẫn hơn trên thị trường xuất khẩu thế giới trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ.
Trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) lúc kết thúc phiên, giá đậu tương sôi động nhất trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) Sv1 giảm 6-3/4 cent xuống 11,86-1/4 USD/bushel, trong khi ngô tăng 1/4 cent lên 4,30-3/4 USD/bushel và lúa mì vững ở 5,97-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên này giảm 0,26 cent, tương đương 1,1%, xuống 23,30 cent/lb, sau khi giảm 1,9% vào thứ Hai; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 0,1% xuống 658,20 USD/tấn.
Các đại lý lưu ý rằng thị trường đang giảm ngay cả khi các nhà máy Brazil, những người thường bán các hợp đồng tương lai, nghỉ hoạt động trong ngày lễ hội Carnival. Dự báo lượng mưa nhiều hơn ở Brazil sẽ thúc đẩy vụ mía mới phát triển tốt.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 3,1 cent, tương đương 1,6%, lên 1,8805 USD/lb; cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 0,9% xuống 3.163 USD/tấn.
Các đại lý cho biết tồn kho cà phê arabica tại các sàn được ICE chứng nhận đã tăng lên mức cao, có thể gây áp lực lên giá. Cụ thể, tồn trữ đã tăng gần 15% trong 20 ngày qua lên 297.445 bao và có 57.259 bao đang chờ phân loại.
Tuy nhiên, họ lưu ý rằng đã xuất hiện những lo ngại về sự chậm trễ trong việc dỡ container tại cảng Antwerp. Thời tiết tại quốc gia sản xuất arabica hàng đầu thế giới – Brazil - đã khô hạn kể từ đầu tháng 2, nhưng lượng mưa dự kiến sẽ cải thiện trong những ngày tới.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong một tuần vào thứ Ba nhờ chỉ số Nikkei hoạt động tốt và đồng Yên yếu đi. Giá dầu tăng cũng hỗ trợ cao su mạnh lên.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 5,2 yên, tương đương 1,87%, lên 283,2 yên (1,89 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 7 tháng 2.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa tăng 2,89%, lên mức 38.010, không xa mức cao kỷ lục 38.957 mà chỉ số chuẩn đạt được vào ngày 29 tháng 12 năm 1989.
Đồng Yên Nhật giảm 0,09% xuống 149,50 so với đồng Đô la. Đồng yên yếu đã nâng đỡ chứng khoán Nhật Bản và thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường cao su vì khiến tài sản bằng đồng yên trở nên hợp lý hơn đối với người mua nước ngoài.
Thị trường tài chính Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán và sẽ hoạt động trở lại vào thứ Hai, ngày 19/2, khiến giao dịch ở châu Á trầm lắng. Hợp đồng cao su giao tháng 3 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 152,50 US cent/kg, tăng 0,53%.
Tuy nhiên, thị trường cao su vẫn chịu áp lực về triển vọng nhu cầu. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết hôm thứ Hai cho biết Đức có thể sẽ không đạt được mục tiêu có 15 triệu xe điện trên đường vào năm 2030. Hoạt động yếu kém của thị trường Đức đang gây ra mối lo ngại đặc biệt cho các nhà sản xuất ô tô, với tốc độ tăng trưởng về số lượng đăng ký ô tô điện mới tại quốc gia này giảm xuống còn 11,4% vào năm 2023 từ mức 30% của năm trước.
Giá cập nhật:

ĐVT

Giá

+/-

z

Dầu thô WTI

USD/thùng

78,13

+0,26

+0,33%

Dầu Brent

USD/thùng

83,11

+0,34

+0,41%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

239,77

+0,31

+0,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,67

-0,02

-1,07%

Dầu đốt

US cent/gallon

290,76

+1,17

+0,40%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.005,70

-1,50

-0,07%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1.993,10

-0,05

0,00%

Bạc (Comex)

USD/ounce

22,09

-0,07

-0,31%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

885,04

+9,82

+1,12%

Đồng (Comex)

US cent/lb

371,80

+0,70

+0,19%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.260,00

+25,00

+0,30%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.225,50

-1,50

-0,07%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.314,50

-5,50

-0,24%

Thiếc (LME)

USD/tấn

27.571,00

+272,00

+1,00%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

428,75

-2,00

-0,46%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

586,50

-10,50

-1,76%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

381,00

-0,75

-0,20%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,36

0,00

0,00%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.184,75

-7,00

-0,59%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

337,10

-2,00

-0,59%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

47,77

-0,02

-0,04%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

598,20

-4,30

-0,71%

Cacao (ICE)

USD/tấn

5.616,00

-36,00

-0,64%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

183,80

-4,25

-2,26%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

22,25

-0,37

-1,64%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

351,60

-2,05

-0,58%

Bông (ICE)

US cent/lb

91,90

-0,16

-0,17%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

152,60

-0,20

-0,13%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%