Chỉ số đô la Mỹ - Dollar index - phiên này giảm khoảng 0,3% sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 1.
Cục điều tra dân số của Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Năm cho biết doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 0,8% trong tháng 1/2024. Dữ liệu bán lẻ tháng 12/2023 cũng được điều chỉnh giảm xuống chỉ còn tăng 0,4% thay vì 0,6% như báo cáo trước đó. Một báo cáo riêng từ Bộ Lao động cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của tiểu bang đã giảm 8.000 xuống mức điều chỉnh theo mùa là 212.000.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 1% sau khi dữ liệu bán lẻ của Mỹ thúc đẩy việc bán tháo đồng USD, mặc dù các nhà đầu tư cũng chú ý đến báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy tăng trưởng nhu cầu dầu năm nay đang chậm lại.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,26 USD, tương đương 1,5%, lên 82,86 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,39 USD, tương đương 1,8%, lên 78,03 USD/thùng.
Đồng đô la yếu thường khiến giá những hàng hóa tính bằng USD tăng vì khi đó những hàng hóa này trở nê rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Dữ liệu này lại làm dấy lên kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong tương lai, điều sẽ tác động tích cực đến nhu cầu dầu.
Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết: “Việc cắt giảm lãi suất đang được cân nhắc trở lại và điều đó mang lại cho chúng tôi một chút động lực”.
Tuy nhiên, xu hướng giá dầu tăng bị hạn chế bởi báo cáo của IEA hôm thứ Năm cho biết nhu cầu dầu toàn cầu đang mất đà, khiến cơ quan này cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2024 xuống 1,22 triệu thùng/ngày (bpd) từ 1,24 triệu thùng/ngày.
Về phía nguồn cung, IEA ước tính nguồn cung sẽ tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng so với dự báo trước đó là 1,5 triệu thùng/ngày.
Trong phiên liền trước (thứ Tư), giá dầu chịu áp lực bởi tồn kho dầu thô của Mỹ tăng khi hoạt động lọc dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2022. Tin tức về việc hai nền kinh tế lớn bắt đầu suy thoái cũng gây áp lực lên giá cả.
Dữ liệu chính thức cho thấy nước Anh rơi vào suy thoái vào nửa cuối năm 2023 khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% trong quý 4/2023, sau khi giảm 0,1% trong quý 3/2023. Trong khi đó, Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái vào cuối năm ngoái, nhường ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho Đức.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ yếu đẩy USD và lãi suất trái phiếu kho bạc giảm, trong khi trọng tâm chú ý của thị trường chuyển sang bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang để tìm kiếm tín hiệu về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 2.004,05 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,5% lên 2.014,9 USD. Giá palladium phiên này 1,9% lên 952,49 USD một ounce. Kim loại này đã tăng hơn 8% vào thứ Tư nhờ hoạt động bán khống, lấy lại mức chênh lệch so với bạch kim. Giá bạch kim giao ngay tăng 0,9% lên 897,36 USD và bạc tăng 2,4% lên 22,91 USD.
Tai Wong, một nhà phân tích kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho biết: “Sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ yếu một cách đáng ngạc nhiên, những nhà đầu tư vàng đã đẩy giá tăng trở lại trên 2000 USD”.
Theo Chris Gaffney, chủ tịch thị trường toàn cầu của EverBank, động lực chính cho vàng trong ngắn hạn là kỳ vọng về lãi suất - có nguy cơ vàng sẽ tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn cho đến khi Fed thực sự nói rằng đã đến lúc phải cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng đột biến, khiến giá vàng thỏi giảm 1,4% vào thứ Ba.
Sau dữ liệu lạm phát, các nhà giao dịch đặt cược rằng các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ đợi đến tháng 6 trước khi cắt giảm lãi suất. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Phó Chủ tịch Fed Michael Barr hôm thứ Tư cho biết con đường quay trở lại lạm phát 2% “có thể là một con đường gập ghềnh”. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cảnh báo không nên trì hoãn việc cắt giảm lãi suất quá lâu.
Trọng tâm chuys của thị trường lúc này là số chỉ số giá sản xuất, dự kiến vào thứ Sáu. Sẽ có ít nhất ba quan chức Fed nữa dự kiến có bài phát biểu vào cuối tuần này.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tiếp tục tăng vào thứ Năm do đồng đô la Mỹ giảm. Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ giảm 0,8% trong tháng trước, so với dự báo giảm 0,1%.
Kết thúc phiên tăng 1,4% lên 8.313 USD/tấn - mức tăng hàng ngày lớn nhất trong ba tuần.
Doanh số bán lẻ chậm hơn dự kiến có thể dẫn đến những lời kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất sớm hơn để thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng.
Ngoài việc USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm giá, nhu cầu sản xuất ổn định từ nước tiêu dùng đồng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - cũng đang hỗ trợ giá kim loại.
Carsten Menke, nhà phân tích hàng hóa của Julius Baer, cho biết: “Chu kỳ sản xuất có thể đã chạm mức đáy, tâm lý tiêu cực sẽ bình thường hóa. Dữ liệu sản xuất của Trung Quốc đang được duy trì khá tốt, khả năng phục hồi của nước này vẫn bị đánh giá thấp”.
Chỉ số quản lý mua hàng chính thức (PMI) của Trung Quốc đã phục hồi nhẹ trong tháng 1 so với tháng liền trước, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 50 điểm - mức phân biệt giữa tăng trưởng và thu hẹp.
Julius Baer dự kiến giá đồng trong 3 tháng tới sẽ ở mức 8.500 USD/tấn. Họ cũng kỳ vọng giá sẽ cao hơn trong dài hạn do thiếu các dự án mới. Ông Menke nói thêm rằng "Năm 2025 là lúc chúng ta nhận thấy nhiều vấn đề hơn về nguồn cung từ lĩnh vực khai thác. Thị trường sẽ phải trả giá cho việc đầu tư dưới mức từ năm sau trở đi".
Dữ liệu hàng ngày của LME cho thấy tồn kho đồng tại các kho đăng ký với sàn LME giảm xuống 132.525 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Giá kẽm trong phiên vừa qua tăng 1,8% lên 2.353 USD/tấn sau khi chạm mức cao nhất trong một tuần là 2.362 USD. Giá tăng sau khi có thêm 5.000 tấn đổ vào các kho LME ở Singapore, nâng tổng số lên 259.825 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2021. Giá nhôm giảm 0,5% xuống 2.224 USD/tấn, niken giảm 0,5% xuống 16.260 USD và chì tăng 1,4% lên 2.044 USD. Thiếc giảm 0,4% xuống 27.345 USD.
Trên thị trường nông sản, dự báo của Mỹ vào thứ Năm về việc tăng lượng tồn trữ ngũ cốc và hạt có dầu đã khiến giá ngô và đậu tương kỳ hạn tương lai giảm xuống mức giá thấp nhất trong hơn ba năm do các thương nhân vẫn lo lắng về sức cầu. Các thương nhân phân tích ước tính nguồn cung cho vụ mùa tiếp theo sau khi nông dân Mỹ thu hoạch ngô kỷ lục vào năm 2023.
Tại diễn đàn triển vọng thường niên, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán trữ lượng ngô của Mỹ sẽ tăng khoảng 17% kể từ cuối năm marketing 2023/24 lên 2,532 tỷ bushel vào cuối năm 2024/25. Đó sẽ là con số cao nhất kể từ mùa giải 1987/88. USDA cho biết, tồn kho đậu tương cuối kỳ dự kiến sẽ tăng 38% lên 435 triệu bushel vào cuối năm marketing 2024/25, mức cao nhất kể từ năm 2019/20. Các nhà phân tích trước đó dự đoán dự trữ đậu tương năm 2024/25 ở mức 411 triệu bushel và dự trữ ngô ở mức 2,594 tỷ bushel.
Sau những dữ liệu trên, trên Sàn giao dịch Chicago, giá đậu tương kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất kết thúc phiên giảm 8-1/4 cent xuống 11,62-1/4 USD/bushel, trong khi ngô CBOT đóng cửa giảm 6-1/2 cent xuống 4,17-3/4 USD/bushel. Cả hai thị trường đều chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020. Giá lúa mì giảm 18-1/2 cent xuống 5,67 USD/bushel và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 11.
Ngũ cốc và đậu tương của Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu từ Nam Mỹ và khu vực Biển Đen. Đồng đô la vững, đạt mức cao nhất trong ba tháng trong tuần này, cũng khiến nông sản Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà nhập khẩu.
Giá đường thô kỳ hạn tương lai trên sàn ICE giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất trong một tháng do các tín hiệu kỹ thuật cho thấy giá sẽ giảm. Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi sự chậm trễ trong xuất khẩu ở Brazil và mùa màng kém ở Thái Lan.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,55 cent, tương đương 2,4%, xuống 22,82 cent/lb, trước đó giá đã chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1 ở mức 22,75. Đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 2,2% xuống 630,60 USD/tấn.
Các đại lý cho biết có một số áp lực giảm giá do mưa ở Brazil có thể cải thiện điều kiện cây trồng cho mùa vụ mới. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng sự chậm trễ tại các cảng trong nước báo hiệu dòng xuất khẩu yếu trong thời điểm nước xuất khẩu chính Thái Lan đang phải đối mặt với một vụ mùa kém.
Kết quả một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy giá đường thô dự kiến sẽ đạt mức tăng hàng năm gần 20% vào năm 2024.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE tăng 2,35 cent, tương đương 1,3%, lên 1,8515 USD/lb, sau khi đóng cửa giảm 2,8% vào thứ Tư. Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 trên sàn London tăng 0,6% ở mức 3.108 USD/tấn.
Mưa tại quốc gia sản xuất cà phê arabica hàng đầu thế giới - Brazil đang thúc đẩy triển vọng cây cà phê, trong khi lượng tồn trữ được chứng nhận bởi sàn ICE tăng cũng đang gây áp lực lên giá.
Tồn trữ cà phê arabica của sàn ICE lần đầu tiên kể từ giữa tháng 11 tăng lên trên 300.000 bao, mặc dù tăng từ mức thấp.
"Do nguồn dự trữ tiếp tục cạn kiệt, sự hỗ trợ từ thị trường cà phê Robusta và biểu hiện biến động giá trong quý 423 và sang năm 2024, chúng tôi đã điều chỉnh tăng dự báo trung bình đối với giá cà phê Arabica kỳ hạn thứ 2 từ 170 USc/lb lên 182 USc/lb ”, BMI, đơn vị trực thuộc Fitch Solutions, cho biết.
Tại châu Á, giá cà phê Việt Nam bắt đầu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và giao dịch ảm đạm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần, trong khi giá cà phê ở Indonesia tăng cũng do thiếu cung.
Cụ thể, người trồng cà phê ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, đang bán cà phê nhân xô với giá 78.900-79.200 đồng (3,23-3,24 USD) mỗi kg, giảm từ mức 79.100-80.000 đồng trước kỳ nghỉ lễ.
“Một số giao dịch đã được chốt ngay trong những ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán”, một thương nhân cho biết.
“Hầu hết nông dân đang trồng cả cây cà phê và cây ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Họ ưu tiên bán sầu riêng trước vì trái dễ hư hỏng để lấy tiền nghỉ lễ… hy vọng những ngày tới họ sẽ tung ra thêm hạt cà phê”.
Các thương nhân chào giá cà phê Robusta loại 2 (5% đen và vỡ) với mức cộng 150-200 USD/tấn so với đồng tháng 5 giao dịch ở sàn London.
Tại Indonesia, cà phê Robusta Sumatra trong tuần này được chào giá tăng 550 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3 trên sàn London, tăng 10 – 20 USD so với hai tuần trước.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do chứng khoán trong nước mạnh lên và đồng yên yếu giúp thúc đẩy tâm lý thị trường, mặc dù dữ liệu GDP yếu và giá dầu giảm đã hạn chế mức tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 0,8 yên, tương đương 0,28%, lên 288,8 yên (1,92 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 3 trên nền tảng SICOM của sàn Singapore Exchange được giao dịch lần cuối ở mức 152,5 US cent/kg, giảm 0,07%.
Chỉ số Nikkei trung bình lúc đóng cửa tăng 1,21% lên 38.157,94, gần mức cao kỷ lục của ngày 38.957,44 vào tháng 12 năm 1989.
Đồng yên tăng lên 150,09 so với đồng đô la, nhưng vẫn dao động gần mức then chốt 150.
Một liên doanh do Tập đoàn Sony của Nhật Bản và Honda Motor thành lập sẽ giới thiệu ba mẫu xe điện vào nửa cuối thập kỷ này, nhật báo kinh doanh Nikkei đưa tin hôm thứ Tư.
Thị trường tài chính Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán và sẽ tiếp tục giao dịch vào thứ Hai, ngày 19 tháng 2.
Giá cập nhật:

ĐVT

Giá

+/-

z

Dầu thô WTI

USD/thùng

78,05

+0,02

+0,03%

Dầu Brent

USD/thùng

82,75

-0,11

-0,13%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

230,58

-1,25

-0,54%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,60

+0,02

+1,08%

Dầu đốt

US cent/gallon

281,45

-0,92

-0,33%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.016,00

+1,10

+0,05%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.005,01

+0,61

+0,03%

Bạc (Comex)

USD/ounce

23,02

+0,07

+0,30%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

898,18

-2,61

-0,29%

Đồng (Comex)

US cent/lb

376,80

+1,00

+0,27%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.314,00

+117,00

+1,43%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.224,50

-11,00

-0,49%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.354,50

+42,00

+1,82%

Thiếc (LME)

USD/tấn

27.293,00

-172,00

-0,63%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

429,00

-0,75

-0,17%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

563,75

-3,50

-0,62%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

380,25

-2,00

-0,52%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,58

-0,05

-0,27%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.169,00

+3,00

+0,26%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

334,90

+1,50

+0,45%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

46,62

+0,08

+0,17%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

576,70

-0,30

-0,05%

Cacao (ICE)

USD/tấn

5.605,00

+21,00

+0,38%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

185,15

+2,35

+1,29%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

22,24

-0,50

-2,20%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

364,65

+3,05

+0,84%

Bông (ICE)

US cent/lb

95,36

+0,05

+0,05%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

153,30

+0,40

+0,26%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)