Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 3% lên mức cao nhất 1 tuần, do kỳ vọng triển vọng nền kinh tế toàn cầu được cải thiện và lo ngại về tác động của các biện pháp lệnh trừng phạt đối với sản lượng dầu thô Nga, làm lu mờ tồn trữ dầu thô Mỹ ở mức cao.
Chốt phiên giao dịch ngày 11/1, dầu thô Brent tăng 2,57 USD tương đương 3,2% lên 82,67 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,29 USD tương đương 3,1% lên 77,41 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất kể từ ngày 30/12/2022, với dầu WTI tăng 5 phiên liên tiếp – lần đầu tiên – kể từ tháng 10/2022 và dầu Brent tăng phiên thứ 3 liên tiếp – lần đầu tiên – kể từ tháng 12/2022.
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng, do kỳ vọng số liệu lạm phát và thu nhập của Mỹ sẽ cho thấy một nền kinh tế có khả năng phục hồi và dẫn đến tốc độ tăng lãi suất chậm hơn.
Hy vọng rằng số liệu lạm phát và thu nhập của Mỹ công bố vào thứ Năm sẽ cho thấy một nền kinh tế có khả năng phục hồi, đồng thời thức đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất. Nếu lạm phát thấp hơn kỳ vọng, đồng USD có thể giảm giá. Đồng USD yếu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu, do khi đó “vàng đen” sẽ rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Bên cạnh đó, thị trường cũng lạc quan về việcnhà nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới - Trung Quốc - đã mở cửa trở lại nền kinh tế, sau khi chính phủ nước này kết thúc các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng dịch COVID-19.
Thị trường cũng chú ý đến việc sau khi đã mức trần giá quốc tế đối với dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022, các biện pháp kiềm chế khác nhằm vào hoạt động bán sản phẩm dầu mỏ qua tinh chế của Nga do các nước phương Tây đưa ra sẽ có hiệu lực vào tháng tới.
EIA cho biết lệnh cấm sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga bằng đường biển vào ngày 5/2 có thể gây ảnh hưởng lớn hơn so với lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga bằng đường biển có hiệu lực vào tháng 12/2022.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các nhà sản xuất dầu của nước này không gặp khó khăn gì trong việc đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, bất chấp các lệnh trừng phạt và lệnh áp đặt trần giá của phương Tây.
Một yếu tố cản trở đà tăng của giá dầu phần nào trong phiên này là Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 19,0 triệu thùng trong tuần trước. ây là mức tăng hàng tuần lớn thứ ba từ trước đến nay và cao nhất kể từ khi dự trữ của nước này tăng kỷ lục 21,6 triệu thùng vào tháng 2/2021. Mức tăng vào tuần trước là do các nhà máy lọc dầu khôi phục sản xuất chậm sau khi ngừng hoạt động do đợt băng giá vào cuối năm 2022.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục vững sau khi đạt mức cao nhất 8 tháng trước khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát - có thể ảnh hưởng đến quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên ở mức 1.877,51 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 0,1% lên 1.878,9 USD/ounce.
Báo cáo giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ. Khảo sát với các nhà đầu tư cho thấy, 77% người tham gia dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 4,50-4,75% vào tháng Hai và lãi suất có thể đạt đỉnh 4,92% vào tháng Sáu.
Nhà phân tích cao cấp Jim Wyckoff của Kitco Metals nhận định, giá vàng chịu áp lực do tâm lý chốt lời ngắn hạn của một số nhà đầu tư trong khi chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, tuy nhiên, thị trường có thể tiếp tục đi ngang trước khi dữ liệu CPI được công bố.
Thị trường rất quan tâm đến số liệu lạm phát của Mỹ bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ thắt chặt tiền tệ của Fed. Fed đã giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 50 điểm cơ bản vào tháng 12/2022 sau bốn lần tăng 75 điểm cơ bản liên tiếp trước đó.
Vàng vốn được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát, nhưng giá vàng rất nhạy cảm với lãi suất, bởi lãi suất tăng cũng làm tăng chi phí cơ hội của những người nắm giữ kim loại quý này.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp tại công ty môi giới OANDA, nhận xét, nếu số liệu CPI lần này cho thấy lạm phát giảm nhanh hơn dự đoán, nó sẽ có tác động tích cực lên giá vàng. Chuyên gia này nói thêm, mặc dù có những lo lắng về quy mô và tác động của đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, thì về dài hạn, thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ và điều này có thể kích thích thêm nhu cầu đối với vàng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,9% xuống 23,40 USD/ounce, bạch kim giảm 0,5% xuống 1.075,63 USD trong khi palladium vững ở mức 1.780,66 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng vượt ngưỡng 9.000 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 6/2022, do kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ hồi phục sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế Covid-19.
Giá đồng trên sàn London tăng 2,4% lên 9.129 USD/tấn, tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Tính từ đầu năm đến nay, giá đồng tăng 8%. Giá đồng kỳ hạn trên sàn Comex tăng 2,1% lên 4,16 USD/lb.
Kim loại được sử dụng trong năng lượng và xây dựng đã tăng khoảng 8% trong năm nay.
Giá đồng giảm mạnh vào giữa năm 2022 khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại, lãi suất tăng và đồng đô la mạnh lên. Việc Trung Quốc hủy bỏ chính sách Zero COVID đã gây ra sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm bệnh, nhưng các nhà đầu tư kỳ vọng điều này sẽ nâng nhu cầu kim loại trong suốt cả năm.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm tăng 1,3% lên 2.495 USD/tấn, kẽm tăng 1,2% lên 3.197,50 USD và thiếc tăng 3,5% lên 26.760 USD, nhưng niken giảm 2,8% xuống 26.685 USD và chì giảm 0,9% xuống 2.180,50 USD.
Giá quặng sắt tục tăng, với giá tại Singapore vượt ngưỡng 120 USD/tấn lên mức cao đỉnh điểm 6 tháng, do lo ngại nguồn cung đã hỗ trợ giá, cùng với đó là triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên tăng 1,6% lên 847,5 CNY (125,14 USD)/tấn. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Singapore tăng 1,1% lên 121,3 USD/tấn
Vale SA – một trong những nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới – dự kiến, sản lượng năm 2023 sẽ đạt 310-320 triệu tấn, không thay đổi so với dự báo sản lượng năm ngoái. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng hơn 40% từ mức thấp trong tháng 11/2022, trong khi giá quặng sắt tại SGX tăng hơn 3% kể từ đầu tháng đến nay, được thúc đẩy bởi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch và chính sách hỗ trợ nền kinh tế.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 1,3%, thép cuộn cán nóng tăng 0,9%, thép cuộn tăng 0,3%, song thép không gỉ giảm 1,3%.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ tăng, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 15 tháng trong phiên trước đó, do hoạt động thúc đẩy mua vào trước báo cáo về vụ thu hoạch của chính phủ Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2023 tăng lên 6,56 USD/bushel và giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 8 US cent lên 14,93 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2023 tăng 9 US cent lên 7,4 USD/bushel, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021 trong phiên trước đó.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE thay đổi nhẹ ở mức 19,65 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London giảm 2,1 USD tương đương 0,4% xuống 544 USD/tấn.
Tập đoàn công nghiệp Unica cho biết hoạt động ép mía ở trung nam Brazil đạt tổng cộng 2,63 triệu tấn trong nửa cuối tháng 12, tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái khi quá trình chế biến gần như kết thúc vào thời điểm này.
Cũng tại Brazil, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin chính phủ chuẩn bị khôi phục thuế liên bang đối với nhiên liệu từ tháng 3, theo đó sẽ ưu đãi ethanol với mức thuế thấp hơn so với xăng.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE giảm xuống mức thấp nhất hơn 1,5 năm, do thời tiết thuận lợi tại Brazil và tồn trữ tăng gây áp lực giá.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE giảm 7 US cent tương đương 4,6% xuống 1,439 USD/lb, sau khi chạm 1,4205 USD/lb – thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2021; cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London giảm 29 USD tương đương 1,6% xuống 1.811 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản rời khỏi chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp, theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thượng Hải tăng, do kỳ vọng nền kinh tế tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – hồi phục, sau khi các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19 được dỡ bỏ.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2023 trên sàn Osaka tăng 4,4 JPY tương đương 2% lên 225 JPY (1,7 USD)/kg – cao nhất kể từ ngày 22/12/2022.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 200 CNY lên 13.095 CNY (1.934 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Singapore tăng 1,3% lên 136,3 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

77,61

+0,20

+0,26%

Dầu Brent

USD/thùng

82,89

+0,22

+0,27%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

62.730,00

+2.160,00

+3,57%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,66

-0,01

-0,19%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

243,64

+0,19

+0,08%

Dầu đốt

US cent/gallon

318,98

-2,81

-0,87%

Dầu khí

USD/tấn

905,50

+22,00

+2,49%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

78.500,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.882,10

+3,20

+0,17%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.932,00

-52,00

-0,65%

Bạc New York

USD/ounce

23,62

+0,13

+0,57%

Bạc TOCOM

JPY/g

98,00

-0,80

-0,81%

Bạch kim

USD/ounce

1.076,75

+3,91

+0,36%

Palađi

USD/ounce

1.779,44

-0,56

-0,03%

Đồng New York

US cent/lb

417,25

+0,65

+0,16%

Đồng LME

USD/tấn

9.124,50

+212,50

+2,38%

Nhôm LME

USD/tấn

2.510,00

+46,50

+1,89%

Kẽm LME

USD/tấn

3.207,00

+46,50

+1,47%

Thiếc LME

USD/tấn

26.813,00

+953,00

+3,69%

Ngô

US cent/bushel

655,50

-0,50

-0,08%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

738,25

-1,75

-0,24%

Lúa mạch

US cent/bushel

351,00

+1,75

+0,50%

Gạo thô

USD/cwt

17,80

+0,03

+0,17%

Đậu tương

US cent/bushel

1.504,50

+11,50

+0,77%

Khô đậu tương

USD/tấn

476,70

+2,10

+0,44%

Dầu đậu tương

US cent/lb

62,45

+0,34

+0,55%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

837,00

+5,20

+0,63%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.633,00

+29,00

+1,11%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

143,90

-7,00

-4,64%

Đường thô

US cent/lb

19,65

+0,01

+0,05%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

207,60

+0,45

+0,22%

Bông

US cent/lb

84,26

-0,50

-0,59%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

402,90

+8,10

+2,05%

Cao su TOCOM

JPY/kg

136,40

-1,10

-0,80%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)