Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng 3 USD do USD mạnh lên trong khi số ca nhiễm virus Covid-19 ở Trung Quốc tăng làm giảm hy vọng về việc nước này sẽ mở cửa nhanh chóng nền kinh tế nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 2,85 USD hay 3% xuống 93,14 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 3,09 USD hay 3,47% xuống 85,87 USD/thùng.
Cuối tuần trước, giá hàng hóa đồng loạt tăng sau khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 để rút ngắn thời gian cách ly đối với những người tiếp xúc gần với ca bệnh và khách du lịch trong nước. Nhưng số ca mắc COVID-19 vẫn tăng cao ở Trung Quốc vào cuối tuần qua, với Bắc Kinh và các thành phố lớn khác vào ngày 14/11 đã báo cáo số ca nhiễm kỷ lục.
John Kilduff, đối tác tại công ty quản lý tài chính Again Capital LLC ở New York, cho biết: “Sự gia tăng số ca mắc COVID-19 sẽ chỉ dẫn đến nhiều lệnh phong tỏa hơn trong thời gian tới, do vậy Trung Quốc hiện không phải là động lực hỗ trợ tăng giá cho thị trường dầu”.
Đồng USD cũng tăng so với đồng euro và đồng yen Nhật Bản, khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho các đợt tăng lãi suất tiềm năng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau khi một nhà hoạch định chính sách của ngân hàng này cho biết không nên quá kỳ vọng vào việc Fed sẽ sớm thu lại chính sách thắt chặt tiền tệ hiện tại nếu chỉ dựa vào dữ liệu lạm phát mới nhất.
Đồng USD mạnh hơn làm cho hàng hóa định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và có xu hướng tạo áp lực giảm lên giá dầu và các tài sản rủi ro khác.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay và năm tới, với lý do những khó khăn kinh tế tiềm ẩn.
Nguồn cung dầu nội địa của Mỹ cũng tiếp tục tăng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu tại khu vực Permian ở bang Texas và New Mexico, có trữ lượng dầu đá phiến lớn nhất của nước này, sẽ tăng khoảng 39.000 thùng mỗi ngày, lên mức kỷ lục 5,499 triệu thùng/ngày trong tháng 12 tới.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ do việc săn giá hời được bù đắp một phần bởi áp lực từ đồng USD mạnh lên sau những dấu hiệu của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng họ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.772,94 USD/ounce sau khi giảm 1% trước đó trong phiên này; vàng giao sau tăng 0,4% lên 1.776,9 USD/ounce.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại công ty dữ liệu kim loại Kitco Metals (Canada), cho biết đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đang gây bất lợi cho vàng, trong khi lại cho biết thêm rằng hoạt động săn lùng hàng hóa giá hời của những nhà đầu cơ giá lên được khuyến khích bởi đà tăng của tuần trước có thể đã giúp vàng phục hồi nhẹ. Theo ông Wyckoff, giá vàng có thể dao động ở mức cao hơn trong thời gian tới.
Chỉ số đồng USD tăng 0,4%, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ), cho biết: “Vàng dường như có mức kháng cự mạnh ở mức 1.800 USD/ounce, với mức hỗ trợ khá tốt ở khoảng 1.750 USD/ounce”.
Vàng đã chứng kiến mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 3/2020 vào tuần trước với hy vọng Fed sẽ bớt mạnh tay trong các đợt nâng lãi suất sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát giảm tốc tại Mỹ.
Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard hôm 14/11đã cùng với Thống đốc Christopher Waller, chỉ ra rằng Fed đã sẵn sàng bắt đầu thực hiện các bước tăng lãi suất quy mô nhỏ hơn, trong khi vẫn nhấn mạnh “quyết tâm” của ngân hàng này trong việc tiếp tục đẩy lãi suất cao hơn khi cần thiết để chống lại sự gia tăng đột biến của lạm phát.
Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, song lãi suất tăng có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vốn không sinh lời.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,5% lên 22 USD/ounce và đạt mức cao nhất kể từ ngày 9/6; bạch kim giảm 0,3% xuống 1.026 USD/ounce, giảm từ mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2022 đạt được trong phiên trước; palladium ổn định ở mức 2.040,64 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất trong gần 5 tháng do lạc quan về nhu cầu tại Trung Quốc sau khi các quan chức nước này có động thái hỗ trợ lĩnh vực bất động sản và nới lỏng những hạn chế chống Covid-19. Tuy nhiên, việc bán ra được thúc đẩy bởi USD mạnh lên, tồn kho tăng và việc chốt lời khiến giá đồng sau đó thoái lui.
Giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 1,4% xuống 8.373 USD/tấn từ mức 8.600 USD/tấn cao nhất kể từ ngày 23/6.
Một thông báo gửi đến các tổ chức tài chính từ cơ quan quản lý Trung Quốc đã vạch ra các bước để hỗ trợ ngành này bảo gồm cả việc gia hạn trả nợ vay, một động lực chính để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, lo lắng gần đây về nguồn cung đồng trên thị trường LME do tồn kho tăng đã gây sức ép lên giá, mức chênh của đồng giao ngay và hợp đồng giao sau ba tháng đã giảm từ 135 USD/tấn xuống gần 0 chỉ trong ba tuần trước. Số liệu mới nhất cho thấy tồn trữ đồng của sàn LME tăng 8.925 tấn lên 86.800 tấn.
Về các kim loại khác, giá nhôm giảm 1,4% xuống 2.430 USD/tấn sau quyết định của LME không cấm kim loại của Nga được giao dịch và lưu trữ trong hệ thống của mình.
Giá nickel trước đó tăng 15% lên 30.960 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5 do các quỹ và thương nhân đảo ngược đặt cược vào giá giảm trong một thị trường kém thanh khoản.
Giá kẽm tăng 2,7% lên 3.108 USD, chì tăng 1,1% lên 2.186 USD, thiếc tăng 0,9% lên 21.500 USD và niken tăng 1,0% lên 27.200 USD. Giá nickel trước đó đã Nickel trước đó đã tăng 15% lên 30.960 USD / tấn, cao nhất kể từ tháng 5 khi các quỹ và thương nhân đảo ngược đặt cược vào giá thấp hơn trong thị trường kém thanh khoản trước thời điểm thanh toán hợp đồng vào thứ Tư.
Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng do Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới cam kết sẽ tiếp tục điều chỉnh các quy định ngăn chặn Covid-19 và đưa ra các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản trong nước.
Sau các biện pháp nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 vào thứ sáu tuần trước (11/11), một nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho biết sẽ không loại trừ những điều chỉnh thêm trong các biện pháp kiểm dịch.
Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 1,9% lên 710,5 CNY (100,85 USD)/tấn, trước đó giá đã lên mức cao nhất kể từ ngày 11/10 tại 735,5 CNY. Tại Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 12 tăng khoảng 5,2% lên 96 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 28/9.
Diễn biến của thị trường vẫn phần lớn do tâm lý, với các yếu tố cung cầu bị bỏ qua, bao gồm tồn kho quặng sắt tăng. Dự trữ quặng sắt của Trung Quốc tăng ổn định trong 4 tuần đạt 136 triệu tấn trong ngày 11/11, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome, do lợi nhuận kém khiến các nhà máy thép hạn chế sản xuất.
Tại sàn giao dịch Thượng Hải, thép thanh tăng 1,3%, thép cuộn cán nóng tăng 1,5% trong khi thép không gỉ giảm 2,5%.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương và ngô tại Chicago giảm theo áp lực từ giá dầu thô cùng với tình trạng không chắc chắn về nhu cầu xuất khẩu của cả hai loại này. Riêng giá lúa mì tăng do nhu cầu xuất khẩu toàn cầu trong khi các thương gia tiếp tục theo dõi triển vọng hành lang xuất khẩu từ Ukraine trước thời hạn chót vào cuối tuần tới.
Kết thúc phiên này, giá ngô kỳ hạn tháng 12 tại sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 3/4 US cent xuống 6,57-1/4 USD/bushel và đậu tương kỳ hạn tháng 1/2023 giảm 9-1/2 US cent xuống 14,40-1/2 USD/bushel; lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 12 tăng 4-3/4 US cent lên 8,18-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa tăng 1% lên 19,83 US cent/lb, quay trở lại mức cao nhất 5 tháng của phiên trước đó tại 19,85 US cent; đường trắng kỳ hạn tháng 12 đáo hạn trong ngày 15/11 đóng cửa tăng 0,4% lên 568,5 USD/tấn.
Thị trường đang được hỗ trợ bởi tin đồn một số nhà máy của Ấn Độ đang tìm cách đàm phán lại các hợp đồng xuất khẩu đã được thỏa thuận khi giá thấp hơn. Các đại lý lưu ý nguồn cung đường trắng trong ngắn hạn khan hiếm và mức cộng của hợp đồng kỳ hạn tháng 12 và tháng 3/2023 tăng lên khoảng 37 USD từ mức 27 USD trong tuần trước đó.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,7% xuống 1,6690 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 giảm 12 USD hay 0,7% xuống 1.824 USD/tấn.
Dự trữ cà phê của sàn ICE ở mức 454.056 bao tính tới ngày 11/11, tăng từ mức thấp 382.695 bao thiết lập trong ngày 3/11.
Giá cao su Nhật Bản tiếp tục tăng do tâm lý nhu cầu tích cực khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế chống Covid-19, mặc cổ phiếu trong nước giảm và thị trường Thượng Hải yếu đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,5 JPY hay 0,2% lên 217,5 JPY (1,56 USD)/kg; giá cao su giao tháng 1/2023 giảm 20 CNY xuống 12.580 CNY (1.786 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Singapore giảm 0,1% xuống 128,8 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
85,48
|
-0,39
|
-0,45%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
92,99
|
-0,15
|
-0,16%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
71.240,00
|
-1.260,00
|
-1,74%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
6,05
|
+0,12
|
+1,94%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
252,72
|
-0,13
|
-0,05%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
355,15
|
+0,75
|
+0,21%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
975,00
|
-16,75
|
-1,69%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
83.000,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.772,50
|
-4,40
|
-0,25%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
7.955,00
|
+74,00
|
+0,94%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
22,04
|
-0,07
|
-0,33%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
96,20
|
+2,90
|
+3,11%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.017,16
|
-5,32
|
-0,52%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.025,74
|
-4,00
|
-0,20%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
384,70
|
+1,35
|
+0,35%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
8.375,00
|
-117,50
|
-1,38%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.452,50
|
-11,00
|
-0,45%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.131,50
|
+107,00
|
+3,54%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
22.029,00
|
+714,00
|
+3,35%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
658,25
|
-1,00
|
-0,15%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
837,75
|
-0,50
|
-0,06%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
394,25
|
+7,25
|
+1,87%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
17,86
|
-0,09
|
-0,53%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.441,50
|
+1,00
|
+0,07%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
402,30
|
+0,10
|
+0,02%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
74,16
|
+0,28
|
+0,38%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
880,20
|
+3,70
|
+0,42%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.498,00
|
-20,00
|
-0,79%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
166,90
|
-1,20
|
-0,71%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,83
|
+0,19
|
+0,97%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
194,95
|
-8,35
|
-4,11%
|
Bông
|
US cent/lb
|
83,62
|
-2,71
|
-3,14%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
415,20
|
-15,40
|
-3,58%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
130,40
|
-0,20
|
-0,15%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|