Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng 1% vào thứ Tư do lo ngại về khả năng Mỹ suy thoái kinh tế lấn át sự lạc quan rằng việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế COVID-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thô tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Hợp đồng dầu thô Brent kết thúc phiên giảm 94 cent, tương đương 1,1%, xuống mức 84,98 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 70 cent, tương đương 0,9%, xuống mức 79,48 USD/thùng.
Lúc đầu phiên, giá cả 2 loại dầu đạt mức cao nhất kể từ ngày 5 tháng 12, nhưng không duy 9 chín phiên hợp đồng này đi xuống. Giá chỉ quay đầu giảm từ đầu giờ chiều khi các chỉ số chính của Phố Wall giảm sau những bình luận ủng hộ việc thắt chặt tiền tệ của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm dấy lên lo ngại ngân hàng trung ương Mỹ có thể không sớm tạm dừng tăng lãi suất.
Các nhà giao dịch cho biết, ban đầu, thị trường phản ứng tích cực với số liệu cho thấy doanh số bán lẻ và giá sản xuất trong tháng 12/2022 giảm nhiều hơn dự báo, với hy vọng Fed sẽ nới lỏng các đợt tăng lãi suất.
Tuy nhiên, đà tăng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland Loretta Mester đều cho rằng lãi suất cần tăng vượt 5% để kiểm soát lạm phát.
Hãng Microsoft Corp cho biết, họ sẽ cắt giảm 10.000 việc làm và chịu khoản phí 1,2 tỷ USD do các khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây đánh giá lại mức chi tiêu. Tập đoàn cảnh báo chuẩn bị đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Các nhà phân tích của ngân hàng ING nhận định doanh số bán lẻ yếu kém, sản xuất công nghiệp sụt giảm và thông tin về sa thải đã làm gia tăng lo ngại kinh tế Mỹ có thể đã rơi vào suy thoái.
Hỗ trợ giá dầu vào đầu phiên, Trung Quốc báo cáo dữ liệu kinh tế vượt dự báo sau khi nước này bắt đầu rút lại chính sách Zero COVID vào đầu tháng 12.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu lên mức cao kỷ lục trong năm nay, trong khi các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể làm giảm nguồn cung.
Công ty tư vấn Rystad Energy cho biết tác động của các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Nga sau 1,5 tháng cấm vận bởi Liên minh châu Âu và áp trần giá bởi G7 đã không quá tệ như một số dự đoán. Rystad cho biết tổn thất vào khoảng 500.000 thùng mỗi ngày và Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là những khách hàng mua dầu thô chính của Nga.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy các nhà phân tích kỳ vọng dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm khoảng 600.000 thùng trong tuần trước, điều này có thể cung cấp một số hỗ trợ đối với giá dầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do dữ liệu kinh tế mới của Mỹ không khả quan, nhưng vẫn duy trì trên ngưỡng 1.900 USD do các thành viên chủ chốt của Fed báo hiệu ý định tiếp tục đẩy lãi suất cao hơn nữa để chống lạm phát.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,2% xuống 1.904,84 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp 1896,32 USD; giá vàng kỳ hạn tháng 2 giảm 0,2% xuống 1.907 USD.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường của công ty RJO Futures, nhận định thị trường đang chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh lớn hơn. Theo chuyên gia này, đã có một đợt bán tháo mạnh đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm, khiến lợi suất giảm từ 4% xuống 3%. Bên cạnh đó, giá các kim loại quý đã phục hồi mạnh mẽ. Ông Pavilonis cho rằng giá vàng có thể mất khoảng 150 USD do hoạt động bán ra, song sau đó, hoạt động mua vào sẽ lại được thúc đẩy.
Trả lời phỏng vấn của Thời báo Phố Wall, Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, James Bullard cho rằng lãi suất nên được tăng lên trên 5% "càng nhanh càng tốt". Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland Loretta Mester cũng có quan điểm tương tự.
Dù vậy, thị trường vẫn dự báo có 91,6% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng Hai. Lãi suất thấp hơn có xu hướng có lợi cho vàng, khi làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời.
Trong báo cáo công bố ngày 18/1, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 0,5% trong tháng trước. Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ tại nước này đã sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 12/2022. Những số liệu này lạm phát đang "hạ nhiệt", còn người tiêu dùng Mỹ ngày càng thận trọng trước sự bất ổn của nền kinh tế.
Hareesh V, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Geojit Financial Services, cho rằng những lo lắng về suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ của Fed sẽ là chất xúc tác chính cho thị trường giá cả trong tương lai gần.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,6% xuống 23,55 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% lên 1.041,25 USD, trong khi palladium giảm 2% xuống 1.708,59 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tiếp tục phục hồi lên mức cao nhất kể từ tháng 6 khi các nhà đầu cơ đặt cược rằng tồn kho thấp và nhu cầu tăng của Trung Quốc sẽ nâng giá.
Hợp đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,2% lên 9.305,50 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có lúc tăng lên 9.550,50 USD.
Giá của kim loại được sử dụng trong hệ thống dây điện này đã tăng khoảng 11% trong tháng này và gần 35% từ mức thấp 6.955 USD vào tháng 7 năm ngoái.
Nhu cầu trong phiên vừa qua và dự báo sẽ duy trì như vậy khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc - bắt đầu vào tuần tới, có khả năng làm trầm trọng thêm làn sóng lây nhiễm COVID-19.
Nhưng các nhà đầu tư tin rằng việc chấm dứt chính sách Zero COVID của Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế nước này phục hồi sau đợt suy thoái năm ngoái, thúc đẩy việc sử dụng kim loại.
Đồng đô la Mỹ cũng hỗ trợ giá, khi USD đã suy yếu 11% kể từ tháng 9 so với rổ các loại tiền tệ chính, khiến nhiều kim loại được định giá bằng đô la trở nên rẻ hơn đối với nhiều người.
Về những kim loại cơ bản khác giá nhôm giảm 0,8% xuống 2.598 USD/tấn, kẽm tăng 2,1% lên 3.363,50 USD, niken tăng 4,4% lên 27.850 USD, chì giảm 2,1% xuống 2.179 USD và thiếc tăng 2,1% lên 29.005 USD.
Giá quặng sắt tăng và khối lượng giao dịch cao khi các thương nhân tìm mua với giá hời sau những phiên giảm giá đáng kể trước đó - xuất phát từ việc nhà hoạch định nhà nước của Trung Quốc tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các hành động chống lại tình trạng ép giá và đầu cơ.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc -
được giao dịch nhiều nhất - tăng 0,7% lên 840,0 nhân dân tệ (123,96 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 2 SZZFG3 tăng 0,8% lên 121,55 USD/tấn.
Nhà hoạch định nhà nước của Trung Quốc hôm thứ Tư đã đưa ra cảnh báo thứ ba trong tháng này về việc đầu cơ quá mức vào quặng sắt, đồng thời cho biết thêm rằng họ sẽ tăng cường giám sát thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn của nước này.
Hợp đồng thép cây giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng tăng 1,2%, thép cuộn cán nóng tăng 1,3%, dây thép cuộn tăng 0,9% và thép không gỉ tăng 0,4%.
Theo công ty tư vấn Mysteel, trong năm 2023, sản lượng thép thô sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi quyết tâm của chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo rằng sản lượng thép không đổi hoặc thấp hơn tổng sản lượng của năm trước.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương Mỹ giảm xuống vào thứ Tư do các thương nhân chốt lãi sau khi cả hai thị trường thiết lập mức cao nhất trong trồng trọt của Argentina. Giá lúa mì cũng theo xu hướng giảm.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3 giảm 15-1/4 cent xuống 15,24-1/2 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 15,48-1/2 USD, mức cao nhất của hợp đồng kể từ ngày 13/6; giá ngô kỳ hạn tháng 3 kết thúc giảm 4 cent xuống 6,81-1/4 USD/bushel, sau khi có lúc cũng đạt 6,88-3/4 USD, mức cao nhất kể từ ngày 4/11; lúa mì kỳ hạn tháng 3 giảm 9-1/4 cent xuống 7,42-USD 1/2 USD/bushel.
Terry Reilly, nhà phân tích hàng hóa cấp cao của Futures International ở Chicago, cho biết: “Dự báo thời tiết ở Argentina ẩm hơn một chút so với ngày hôm qua... Điều đó đã thúc đẩy một số hoạt động chốt lời”.
Điều kiện khô hạn ở Argentina vẫn là tâm điểm của thị trường đậu tương, nhưng kỳ vọng về vụ mùa bội thu ở Brazil, nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất toàn cầu, tiếp tục xoa dịu những lo ngại về nguồn cung.
Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE giảm sau khi đạt mức cao nhất trong 2,5 tuần trước đó trong phiên, trong khi cà phê arabica kéo dài sự phục hồi từ mức thấp nhất trong 1,5 năm của tuần trước.
Theo đó, ciá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 3,9 cent, tương đương 2,6%, lên 1,55 USD/lb; cà phê robusta tháng tăng 7 USD, tương đương 0,4%, lên 1.902 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đợt giảm giá arabica gần đây đang thúc đẩy một số nhu cầu. Tuy nhiên, họ nói thêm rằng mức tăng vẫn bị hạn chế bởi triển vọng cải thiện đối với vụ arabica sắp tới của nhà sản xuất hàng đầu Brazil sau những cơn mưa đúng lúc trong mùa này.
Dự trữ cà phê xanh tại Mỹ giảm 12.573 bao vào cuối tháng 12 xuống 6,37 triệu bao, Hiệp hội Cà phê xanh cho biết. Tuy nhiên, con số đó vẫn cao hơn mức trung bình trong giai đoạn này và cao hơn 9,3% so với năm ngoái.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,32 cent, tương đương 1,6%, xuống 19,82 cent/lb, sau khi chạm mức cao 20,25 cent trước đó. Giá đường trắng tháng 3 giảm 9,30 USD, tương đương 1,7%, chốt ở mức 551,60 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường sẽ tiếp tục tăng cao do những lo ngại rằng lượng mưa quá mức vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua có thể làm giảm sản lượng ở Ấn Độ trong mùa này.
Giá caosu trên thị trường Nhật Bản đạt mức cao nhất trong một tháng do lạc quan rằng việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế COVID-19 ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tại nước tiêu dùng hàng đầu thế giới, trong khi đồng yen giảm sau quyết định chính sách của ngân hàng trung ương cũng hỗ trợ thêm.
Hợp đồng cao su giao tháng 6 trên Sàn giao dịch Osaka: kết thúc phiên tăng 2 yen, tương đương 0,9%, lên 229,1 yên (1,8 USD)/kg, đánh dấu mức cao nhất kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2022.
Hợp đồng cao su SNRv1 giao tháng 5 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 190 CNY lên 13.430 CNY (1.989 USD)/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 30/9 là 13.470 CNY vào đầu phiên. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore tăng 1,1% lên 142,8 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
78,51
|
-0,97
|
-1,22%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
84,09
|
-0,89
|
-1,05%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
62.670,00
|
-2.800,00
|
-4,28%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,29
|
-0,02
|
-0,76%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
248,92
|
-3,43
|
-1,36%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
322,32
|
-3,98
|
-1,22%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
925,25
|
-28,25
|
-2,96%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
78.500,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.902,90
|
-4,10
|
-0,22%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
7.858,00
|
-105,00
|
-1,32%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
23,39
|
-0,26
|
-1,09%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
95,90
|
-2,80
|
-2,84%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.039,36
|
-2,45
|
-0,24%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.706,93
|
-15,60
|
-0,91%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
420,35
|
-3,10
|
-0,73%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.323,50
|
+36,50
|
+0,39%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.638,00
|
+19,50
|
+0,74%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.405,00
|
+110,00
|
+3,34%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
29.100,00
|
+684,00
|
+2,41%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
678,50
|
-2,75
|
-0,40%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
736,75
|
-5,75
|
-0,77%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
365,50
|
-5,00
|
-1,35%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
17,92
|
-0,05
|
-0,31%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.522,75
|
-1,75
|
-0,11%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
478,50
|
+0,40
|
+0,08%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
63,90
|
-0,22
|
-0,34%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
841,40
|
+5,50
|
+0,66%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.620,00
|
-21,00
|
-0,80%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
155,00
|
+3,90
|
+2,58%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,82
|
-0,32
|
-1,59%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
205,55
|
-0,65
|
-0,32%
|
Bông
|
US cent/lb
|
84,48
|
-0,33
|
-0,39%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
426,20
|
-3,70
|
-0,86%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
144,00
|
-1,70
|
-1,17%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|