Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm gần 4% ngay cả sau một báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, khi mối lo sợ suy thoái gia tăng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent giảm 3,08 USD, hay 3,8%, xuống 77,69 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,77 USD, hay 3,6%, xuống 74,30 USD/thùng.
Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,1 triệu thùng trong tuần trước xuống 460,9 triệu thùng đã hạn chế đà giảm của giá dầu, trong khi các nhà phân tích trong dự báo chỉ giảm 1,5 triệu thùng.
Dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất cũng giảm lần lượt 2,4 triệu thùng xuống 221,1 triệu thùng và gần 600.000 thùng xuống 111,5 triệu thùng.
Ông Jim Ritterbusch của công ty tư vấn Ritterbusch và Associates cho biết: “Sự phức tạp dường như tập trung nhiều hơn vào một cuộc suy thoái có thể đang diễn ra hơn là một số thống kê của EIA”.
Giá dầu đã mất đi toàn bộ mức tăng có được kể từ khi tổ chức OPEC và các đồng minh vào đầu tháng 4 thông báo sẽ cắt giảm thêm sản lượng cho tới cuối năm nay. Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết OPEC+ vẫn là một công cụ điều phối hiệu quả.
Giá dầu giảm hơn 2% trong phiên trước đó do lo ngại về kinh tế kéo dài và dự đoán lãi suất tiếp tục tăng có thể kìm hãm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu, mặc dù có dấu hiệu cho thấy tiêu dùng trong ngắn hạn được cải thiện.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng vào tháng 4 khi lo lắng gia tăng, làm tăng nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái trong năm nay. Đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa của Mỹ cũng giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3 và xuất khẩu cũng giảm.
Stephen Brennock của PVM Oil cho biết: “(Dữ liệu) này sẽ tăng thêm độ tin cậy về những dự báo rằng nền kinh tế Mỹ đang tiến gần hơn đến suy thoái”.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại khả năng các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lại lạm phát có thể làm tăng trưởng kinh tế chậm lại và làm giảm nhu cầu năng lượng tại Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đều được cho là sẽ tăng lãi suất tại các cuộc họp sắp tới. Fed sẽ họp vào ngày 2-3 tháng 5.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trở lại do suất trái phiếu tăng trong bối cảnh thị trường tập trung sự chú ý vào số liệu kinh tế sắp tới, sau khi một thời gian ngắn giá vượt 2.000 USD/ounce bởi những lo ngại mới về bất ổn ngân hàng Mỹ.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.985,8 USD/ounce, sau khi có lúc tăng lên 2.009,32 USD; vàng giao sau giảm 8,5 USD hay 0,4% xuống 1.996 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm khoảng 1% xuống 24,8 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% lên 1.088,50 USD và palladium tăng 1,9% lên 1.511,23 USD.
Cổ phiếu của First Republic Bank chạm mức thấp kỷ lục sau khi một báo cáo cho biết chính phủ Mỹ không sẵn sàng can thiệp vào quá trình giải cứu ngân hàng đang gặp khó khăn này.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, cho biết: “Đó là chất xúc tác để giá vàng quay trở lại mức cao hơn một chút”.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần làm tăng chi phí cho việc giữ vàng. Giá vàng giảm bất chấp việc USD giảm 0,4%.
Các thương nhân hiện đang tập trung vào dữ liệu GDP quý I của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Năm, sau đó là dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi, công bố vào thứ Sáu - thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
Các thị trường dự đoán có ¾ khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 2-3 tháng 5.
Vàng được coi là tài sản trú ẩn an toàn, với giá đạt mức cao nhất trong hơn một năm vào giữa tháng 4, là 2.048,71 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do đồng USD yếu, kết thúc chuỗi giảm kéo dài 5 phiên trước đó.
Kết thúc phiên này, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME tăng 0,3% lên 8.553 USD/tấn. Kim loại này đã giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần trong ngày 25/4, chạm mức hỗ trợ gần 8.500 USD/tấn do nhu cầu yếu từ Trung Quốc.
"Đồng có vẻ sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu chuyển đổi xanh gia tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, nhu cầu của Trung Quốc vẫn phục hồi chậm hơn dự kiến trong thời gian được coi là giai đoạn xây dựng bận rộn nhất trong năm", chiến lược gia của Saxo Bank, ông Ole Hansen nói, và cho biết thêm mối lo ngại cũng gia tăng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ sụt giảm.
Nội các Trung Quốc hôm thứ Ba đã ban hành kế hoạch ổn định lĩnh vực thương mại khi nhu cầu toàn cầu suy yếu đe dọa triển vọng xuất khẩu của nước này.
Dự trữ đồng tại các kho đang ký với sàn LME tăng 2.750 tấn lên 59.775 tấn vào thứ Tư, đạt mức cao nhất kể từ ngày 13 tháng 1.
Giá nhôm phiên này ổn định ở mức 2.336 USD/tấn sau khi dòng kim loại chảy vào các kho MALSTX-TOTAL đã đăng ký tại LME. Kẽm CMZN3 tăng 2,1% lên 2.653,5 USD, chì CMPB3 tăng 0,4% lên 2.114 USD, và niken tăng 1,1% lên 23.590 USD, mặc dù dự đoán dư thừa nickel năm nay sẽ tăng lên.
Giá thiếc phiên này tăng 1,2% lên 25.885 USD/tấn. Kim loại này gần đây đã được hỗ trợ bởi các kế hoạch của lực lượng dân quân Wa của Myanmar nhằm đình chỉ khai thác ở các khu vực mà họ kiểm soát, nhưng thặng dư thị trường và hàng tồn kho cao đang hạn chế gí tăng.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á diễn biến trái chiều, tại Singapore phục hồi nhẹ trong khi tại Đại Liên tiếp tục giảm sau khi một tập đoàn công nghiệp thép Trung Quốc kêu gọi các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng để duy trì hoạt động.
Giá thép tại Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu tăng chậm hơn dự kiến là thách thức cho ngành công nghiệp này, theo Hiệp hội Thép và Quặng sắt Trung Quốc (CISA). Cho đến 25/4, đã có hơn 30 nhà máy thép nước này công bố kế hoạch bảo dưỡng, theo công ty từ vấn và cung cấp số liệu Mysteel.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn Singapore tăng 1,2% lên 103,65 USD/tấn. Tuy nhiên giá đã giảm hơn 20% kể từ mức cao 132 USD đạt được vào ngày 15/3. Ngược lại, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tại Đại Liên, Trung Quốc kết thúc phiên giảm 0,4% xuống 716,5 CNY (103,52 USD)/tấn. Trong phiên có lúc giá đã xuống 698 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 8/12/2022.
Các nhà phân tích của Huatai Futures cho biết ngay cả khi nhu cầu các sản phẩm thép của Trung Quốc cải thiện trong năm nay, giá quặng sắt sẽ vẫn yếu trong một thời gian dài vì chính sách hạn chế sản lượng của chính phủ nước này. Được biết, Trung Quốc đang xem xét hạn chế sản lượng thép trong năm nay, gia hạn chính sách kéo hai năm nhằm hạn chế khí thải. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong quý 1 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 261,56 triệu tấn, trong khi tiêu thụ thép tăng 1,9% lên 243,42 triệu tấn.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì giảm do nguồn cung toàn cầu dồi dào trong ngắn hạn bất chấp nguy cơ thỏa thuận cho phép xuất khẩu từ Ukraine có thể kết thúc vào tháng tới. Nông dân Canada dự định trồng 27 triệu mẫu lúa mì, cao nhất trong 22 năm. Giá ngô và đậu tương kỳ hạn gần giảm do các nhà đầu tư theo dõi triến bộ trong trồng trọt của Mỹ và cạnh tranh xuất khẩu giá rẻ của Brazil.
Kết thúc phiên, giá lúa mì Mỹ giao dịch trên sàn Chicago giảm 11 US cent xuống 6,43 USD/bushel; giá ngô giảm 6-3/4 US cent xuống 6,01 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 2-3/4 US cent xuống 14,14-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô và đường trắng giảm khỏi mức cao nhất hơn 11 năm. Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên giảm 0,14 US cent hay 0,5% xuống 26,51 US cent/lb sau khi thiết lập mức cao nhất 11 năm là 27,07 US cent. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 10 USD hay 1,4% xuống 695,1 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất 11 năm là 711,8 USD/tấn.
Khả năng hiện tượng El Nino hạn chế sản lượng trong tương lai tại Châu Á và những lo ngại liên tục về sản lượng thấp tại Liên minh Châu Âu là những yếu tố hỗ trợ mặt hàng đường. Tuy nhiên, các đại lý cho biết thị trường đã mua quá mức về mặt kỹ thuật và vì thế không ngạc nhiên khi thỉnh thoảng có đợt giảm giá mặc dù tâm lý vẫn lạc quan.
Sản lượng thấp hơn dự kiến tại Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc đã làm khan hiếm nguồn cung, trong các nguồn cung cấp từ vụ thu hoạch ở Trung Nam Brazil bị trì hoãn vì mưa. EarthDaily Analytics ước tính khu vực Trung Nam Brazil sẽ mất tới 7 ngày trong tháng 4 không thu hoạch được mía vì mưa.
Giá cà phê diễn biến trái chiều. Theo đó, cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 6 USD hay 0,2% xuống 2.413 USD/tấn sau khi đạt 2.489 USD/tấn, cao nhất trong gần 12 năm; trái lại, cà phê arabica giao cùng kỳ hạn tăng 3,2 US cent hay 1,7% lên 1,916 USD/lb.
Giá robusta tăng bởi nhu cầu phục hồi, với một số nhà rang xay tăng tỷ lệ robusta trong hỗn hợp pha trộn bởi arabica đắt đỏ hơn.
Nông dân tại Việt Nam hiện nay không còn nhiều robusta để bán và thị trường tập trung chuyển sang vụ thu hoạch robusta đang diễn ra tại Brazil. Sản lượng vụ thu hoạch ở Brazil dự kiến cao, nhưng xuất khẩu có thể bị hạn chế bởi nhu cầu trong nước mạnh.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm do nhu cầu yếu trong bối cảnh lo lắng suy thoái, nhưng lo ngại về nguồn cung khan hiếm hơn tại Trung Quốc đã hạn chế đà giảm.
Kết thúc phiên, giá cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka giảm 0,6 JPY hay 0,3% xuống 211,4 JPY (1,58 USD)/kg. Tại Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 35 CNY xuống 12.005 CNY (1.734,68 USD)/tấn. Tại Singapore, cao su kỳ hạn tháng 5 giảm 1,1% xuống 136,9 US cent/kg.
Lúc đầu phiên cao su tăng do những báo cáo cây cao su ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi bệnh phấn trắng, nhưng sau đó giá giảm nhẹ và các nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục theo dõi tình hình.
Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản giảm vào thứ Tư, do nhu cầu yếu trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, nhưng lo ngại về nguồn cung thắt chặt hơn từ những cây bị bệnh ở Trung Quốc đã hạn chế tổn thất.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, làm tăng thêm nguy cơ nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái trong năm nay. Chứng khoán Trung Quốc giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào thứ Ba sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế phục hồi không đồng đều, trong khi nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro địa chính trị kéo dài.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

74,51

+0,21

+0,28%

Dầu Brent

USD/thùng

78,09

+0,40

+0,51%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

63.800,00

-2.520,00

-3,80%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,12

-0,19

-8,24%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

255,50

+0,56

+0,22%

Dầu đốt

US cent/gallon

238,60

+1,30

+0,55%

Dầu khí

USD/tấn

695,50

-9,25

-1,31%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

2.002,40

+6,40

+0,32%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.533,00

-31,00

-0,36%

Bạc New York

USD/ounce

25,21

+0,14

+0,55%

Bạc TOCOM

JPY/g

103,90

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

1.093,99

+2,99

+0,27%

Palađi

USD/ounce

1.515,10

+4,91

+0,33%

Đồng New York

US cent/lb

385,05

-1,10

-0,28%

Đồng LME

USD/tấn

8.552,50

+24,50

+0,29%

Nhôm LME

USD/tấn

2.327,00

-8,50

-0,36%

Kẽm LME

USD/tấn

2.645,00

+45,00

+1,73%

Thiếc LME

USD/tấn

25.754,00

+170,00

+0,66%

Ngô

US cent/bushel

601,75

+0,75

+0,12%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

641,75

-0,25

-0,04%

Lúa mạch

US cent/bushel

328,00

+1,50

+0,46%

Gạo thô

USD/cwt

17,01

-0,08

-0,50%

Đậu tương

US cent/bushel

1.412,75

-2,00

-0,14%

Khô đậu tương

USD/tấn

427,50

+0,10

+0,02%

Dầu đậu tương

US cent/lb

52,33

-0,17

-0,32%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

732,60

-2,30

-0,31%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.950,00

+22,00

+0,75%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

191,60

+3,20

+1,70%

Đường thô

US cent/lb

25,78

-0,19

-0,73%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

269,85

-10,00

-3,57%

Bông

US cent/lb

78,86

+0,50

+0,64%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

349,00

-14,70

-4,04%

Cao su TOCOM

JPY/kg

137,00

-0,90

-0,65%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%