Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm mạnh sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô và xăng trong tuần trước bất ngờ tăng và OPEC+ cho biết họ sẽ nâng mục tiêu sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent giảm 3,76 USD, hay 3,7%, xuống 96,78 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 3,76 USD, hay 4%, xuống 90,66 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô của nước này trong tuần trước bất ngờ tăng do xuất khẩu giảm và các nhà máy lọc dầu giảm hoạt động, trong khi tồn trữ xăng cũng bất ngờ tăng bởi nhu cầu chậm lại. Cụ thể, tồn trữ dầu thô tăng 4,5 triệu thùng trong tuần trước so với dự đoán của giới phân tích giảm 600.000 thùng. Dự trữ xăng tăng 200.000 thùng/ngày so với dự đoán giảm 1,6 triệu thùng.
Các Bộ trưởng của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh trong đó có Nga, gọi là OPEC+, đã đồng ý tăng nhẹ mục tiêu sản lượng thêm tương đương 0,1% nhu cầu dầu toàn cầu (100.000 thùng/ngày). Trước cuộc họp này, OPEC+ đã giảm 200.000 thùng trong dự báo tăng dự thị trường dầu năm nay xuống còn 800.000 thùng.
Tác động đến giá dầu trong phiên này còn có những phát biểu của các quan chức Iran và Mỹ cho biết họ đang đến Vienna, Áo để nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp về thỏa thuận hạt nhân Iran, làm dấy lên hy vọng về khả năng các lệnh trừng phạt với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sẽ được dỡ bỏ.
Về phía nhu cầu, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 3/8 đã một lần nữa thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát cao, mặc dù có người cho biết mức tăng nửa điểm phần trăm trong lãi suất chủ chốt của ngân hàng trung ương Mỹ trong tháng tới có thể đủ để tiến tới mục tiêu đó. Diễn biến này khiến chỉ số đồng USD, thước đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác, tăng lên, gây áp lực lên nhu cầu vì khiến dầu trở nên đắt hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng dao động trong biên độ hẹp giữa bối cảnh USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng do những bình luận cứng rắn của các quan chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.761,76 USD/ounce, biến động trong biên độ khoảng 20 USD; song vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,7% xuống 1.776,4 USD/ounce.
Chỉ số USD tăng 0,2% khiến vàng đắt hơn cho người giữ các đồng tiền khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tuần.
Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết: “Một số diễn giả của Fed đã nhắc lại quan điểm tăng lãi suất tích cực, điều đó khiến dòng tiền chảy vào vàng bị hạn chế”. "Tuy nhiên, những lo ngại về suy thoái toàn cầu sẽ chấm dứt những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ này, vì vậy vàng nên duy trì xu hướng tăng giá".
Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly hôm thứ Tư cho biết việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng tới sẽ là hợp lý, nếu nền kinh tế diễn biến như mong đợi. Môi trường lãi suất cao làm cho vàng thỏi kém hấp dẫn hơn vốn nó không sinh lãi.
Các nhà đầu tư đang chờ dữ liệu việc làm của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu, 5/8. Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao của ActivTrades cho biết: “Số liệu việc làm hôm thứ Sáu có khả năng cung cấp rõ ràng hơn về con đường thắt chặt tiền tệ của Fed, nếu bất ngờ số liệu tăng mạnh có thể sẽ củng cố kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ ‘diều hâu’ hơn nữa, từ đó gây áp lực lên vàng”.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay phiên này tăng 0,2% lên 20,00 USD/ounce, bạch kim tăng 0,5% lên 898,21 USD, trong khi palladium giảm 1,8% xuống 2.024,73 USD.
Các nhà phân tích đã giảm mạnh dự báo giá bạch kim và palladium khi suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu, kết quả một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo ngại về căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, và lo ngại việc lãi suất tăng thêm nữa sẽ gây áp lực lên hoạt động kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên, giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 1,6% xuống 7.683 USD/tấn, là ngày thứ 3 liên tiếp giảm; giá đồng trên sàn Comex cũng giảm 1,7% xuống 3,46 USD/lb.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm do lo lắng về căng thẳng leo thang sau chuyến thăm lãnh thổ Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, trong khi giá quặng sắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng ở thị trường bất động sản Trung Quốc.
Kỳ vọng tốc độ tăng lãi suất của Mỹ chậm lại và kích thích kinh tế của Trung Quốc đã giúp giá đồng phục hồi hoảng 15% sau khi chạm mức thấp nhất 20 tháng trong ngày 15/7.
Những lo lắng về địa chính trị xuất phát từ những lo ngại mới về một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm tàng khi một quan chức Cục Dự trữ Liên bang vào hôm thứ Tư cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ rất khó khăn trong nhiệm vụ giảm lạm phát. Zhao Yi, một nhà phân tích kim loại tại COFCO Futures cho biết: “Các quyết định về lãi suất sắp tới của Fed vẫn là sự không chắc chắn lớn nhất trên thị trường dựa trên cơ sở dự báo tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc”.
Hy vọng về tốc độ tăng lãi suất chậm hơn và kích thích của Trung Quốc đã giúp đồng phục hồi khoảng 15% sau khi chạm mức thấp nhất trong 20 tháng vào ngày 15/7.
Giá nhôm kết thúc phiên vừa qua giảm 1,3% xuống 2.382,50 USD/tấn, kẽm giảm 1% xuống 3.277,50 USD, chì giảm 1,4% xuống 2.022 USD, nickel giảm 0,8% xuống 22.315 và thiếc giảm 0,5% lên 24.130 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á giảm do một cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm các nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc làm giảm tốc độ hồi phục lợi nhuận của các nhà máy sắt thép nước này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,8% xuống 786,5 CNY (116,44 USD)/tấn; quặng sắt giao tháng 9 giảm 1,5% xuống 113 USD/tấn, tiếp tục giảm giá phiên thứ 4 liên tiếp. Giá thép thanh tại Thượng Hải ổn định, trong khi thép cuộn cán nóng và thép không gỉ tăng 0,1%.
Tâm lý nhà đầu tư đã trở nên “lung lay” khi giá quặng sắt tăng mạnh trong tuần trước. Kết quả cuộc khảo công bố ngày 1/8 cho thấy giá nhà mới của Trung Quốc và lượng bán ra trong tháng 7 đều giảm so với tháng trước. Thị trường bất động sản Trung Quốc vốn đã chật vật trong khủng hoảng nợ và nhu cầu yếu, gần đây bị “rung chuyển” bởi một cuộc tẩy chay nợ vay thế chấp. Giới phân tích cho biết niềm tin không thể nhanh chóng khôi phục bất chấp hỗ trợ của chính phủ dành cho ngành này.
Các nhà kinh doanh quặng sắt vẫn lo ngại lĩnh vực bất động sản suy yếu của Trung Quốc và mục tiêu khử cacbon sẽ dẫn tới việc cắt giảm sản lượng thép năm thứ hai liên tiếp trong năm 2022, mặc dù lợi nhuận sản xuất thép đang phục hồi. Theo nhà cung cấp thông tin kim loại SMM, tổng cộng 23 lò cao ở Trung Quốc đã nối lại sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 1 tháng 8 nhờ tỷ suất lợi nhuận được cải thiện, trong số hàng chục cơ sở như vậy không hoạt động để bảo trì trong bối cảnh nhu cầu thép trong nước yếu.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì trên sàn giao dịch Chicago giảm chạm mức thấp nhất 6 tháng trong bối cảnh nguồn cung từ vụ mới có thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu hiện nay. Giá đậu tương kỳ hạn cũng giảm trong phiên này do triển vọng thời tiết tốt lên trong giai đoạn phát triển quan trọng của vụ đậu tương Mỹ. Giá dầu giảm cũng góp phần làm gia tăng áp lực lên mặt hàng đậu tương. Trong khi đó, giá ngô tăng sau một phiên giao dịch nhiều biến động.
Kết thúc phiên, giá lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn giao tháng 9 giảm 11 US cent xuống 7,63-3/4 USD/bushel. Hợp đồng này đã giảm giá 4 phiên liên tiếp, chạm đáy tại 7,52 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 4/2. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 16-3/4 US cent xuống 13,69-3/4 USD/bushel, trong khi giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 2 US cent lên 5,96-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,08 US cent hay 0,5% lên 17,77 US cent/lb; hợp đồng này đã giảm xuống mức thấp nhất một năm tại 17,2 US cent trong ngày 1/8. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 5,6 USD hay 1,1% lên 527,7 USD/tấn.
Các đại lý cho biết việc bán ra của các quỹ đã khiến giá sụt giảm gần đây nhưng tốc độ đã chậm lại trong vài phiên qua. Thời tiết khô hạn kéo dài tại Brazil cũng hỗ trợ giá, với một số khu vực đã không có mưa trong 75 ngày. Chính phủ Ấn Độ đã nâng giá sàn với mặt hàng mía thêm 5,2% từ ngày 3/8.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 4,75 US cent hay 2,3% lên 2,1465 USD/lb; cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 1 USD xuống 2.026 USD/tấn.
Thị trường tiếp tục phục hồi bởi lo ngại về nguồn cung khan hiếm, với tồn trữ của sàn ICE thấp nhất trong hơn 20 năm trong khi đồng nội tệ của Brazil mạnh lên gần đây cũng hỗ trợ giá tăng. Các đại lý cho biết thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ xem liệu suy thoái kinh tế có hạn chế đà tăng nhu cầu cà phê hay không.
Cao su châu Á đồng loạt tăng. Tại Nhật Bản, giá đảo chiều tăng sau 3 phiên giảm trước đó do đồng JPY yếu so với USD khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này giá cả phải chăng hơn khi mua bằng các đồng tiền tệ khác.
Cụ thể, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch Osaka tăng 2,6 JPY hay 1,2% lên 229,6 JPY (1,72 USD)/kg. Trong khi đó, giá cao su tại Thượng Hải giao tháng 9 tăng 70 CNY lên 12.070 CNY (1.787 USD)/tấn. Giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Singapore giảm 0,8% xuống 151,8 U.S. cents/kg.
Giá hàng hóa thế giới 

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

91,40

+0,74

+0,82%

Dầu Brent

USD/thùng

97,56

+0,78

+0,81%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

72.610,00

-1.390,00

-1,88%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

8,25

-0,01

-0,18%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

292,75

+1,53

+0,53%

Dầu đốt

US cent/gallon

342,57

+1,09

+0,32%

Dầu khí

USD/tấn

1.033,50

-1,50

-0,14%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

85.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.784,20

+7,80

+0,44%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.575,00

+33,00

+0,44%

Bạc New York

USD/ounce

20,00

+0,10

+0,51%

Bạc TOCOM

JPY/g

83,00

-0,40

-0,48%

Bạch kim

USD/ounce

900,50

-1,78

-0,20%

Palađi

USD/ounce

2.019,66

+2,00

+0,10%

Đồng New York

US cent/lb

348,30

+1,60

+0,46%

Đồng LME

USD/tấn

7.677,50

-129,00

-1,65%

Nhôm LME

USD/tấn

2.378,00

-36,50

-1,51%

Kẽm LME

USD/tấn

3.277,00

-35,00

-1,06%

Thiếc LME

USD/tấn

24.245,00

-4,00

-0,02%

Ngô

US cent/bushel

593,75

-2,50

-0,42%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

768,00

+4,25

+0,56%

Lúa mạch

US cent/bushel

395,00

+0,25

+0,06%

Gạo thô

USD/cwt

17,02

-0,04

-0,23%

Đậu tương

US cent/bushel

1.363,75

-6,00

-0,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

397,60

-0,50

-0,13%

Dầu đậu tương

US cent/lb

60,49

-0,51

-0,84%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

805,60

-16,30

-1,98%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.281,00

-59,00

-2,52%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

214,65

+4,75

+2,26%

Đường thô

US cent/lb

17,77

+0,08

+0,45%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

176,65

+4,75

+2,76%

Bông

US cent/lb

94,38

-0,05

-0,05%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

493,20

-28,00

-5,37%

Cao su TOCOM

JPY/kg

149,20

+0,10

+0,07%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)