Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi một cơ quan của chính phủ Mỹ dự báo triển vọng kinh tế khả quan hơn, nhưng thông tin Trung Quốc giảm xuất nhập khẩu dầu thô hạn chế đà tăng giá.
Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 83 cent lên 86,17 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 98 cent lên 82,92 USD. Trước đó, có lúc cả 2 hợp đồng đều giảm 2 USD, nhưng đảo chiều hồi phục sau báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội sẽ năm 2023 sẽ đạt 1,9%, cao hơn mức 1,5% dự báo trước đó.
EIA cũng dự đoán giá dầu thô Brent sẽ đạt mức trung bình 86 USD trong nửa cuối năm 2023, tăng khoảng 7 USD so với dự báo trước đó.
Báo cáo cho biết thêm, sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng 850.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 12,76 triệu thùng/ngày trong năm 2023, vượt qua mức cao nhất gần đây là 12,3 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
EIA cho biết giá dầu thô đã tăng kể từ tháng 6, chủ yếu là do Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm sản lượng cũng như nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.
"Chúng tôi cho rằng những yếu tố này sẽ tiếp tục làm giảm tồn kho dầu toàn cầu và đẩy giá dầu tăng trong những tháng tới", EIA cho biết thêm.
Tuy nhiên, gây áp lực lên giá vào thứ Ba là thông tin nhập khẩu dầu tháng 7 của Trung Quốc đã giảm 18,8% so với tháng trước xuống mức thấp nhất hàng ngày kể từ tháng 1, nhưng vẫn tăng 17% so với một năm trước đó.
Nhìn chung, nhập khẩu của Trung Quốc giảm 12,4% trong tháng 7, cao hơn nhiều so với mức giảm 5% dự kiến. Xuất khẩu giảm 14,5%, so với mức giảm 12,5% mà các nhà kinh tế đưa ra.
Bất chấp dữ liệu ảm đạm, một số nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc từ tháng 8 đến đầu tháng 10.
Nhà phân tích Leon Li của CMC Markets cho biết, mùa cao điểm của hoạt động xây dựng và sản xuất bắt đầu vào tháng 9 và tiêu thụ xăng sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu đi lại trong mùa hè. Ông cho biết thêm, nhu cầu dự kiến sẽ giảm dần sau tháng 10.
Vivek Dhar, chiến lược gia về hàng hóa khai thác và năng lượng của Commonwealth Bank of Australia cho biết, tuần trước, quyết định của Saudi Arabia về việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày vào tháng 9, mặc dù dầu Brent tăng trên 80 USD, cho thấy Riyadh có thể đang nhắm mục tiêu mức giá cao hơn 80 USD.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn hoài nghi về việc cắt giảm nguồn cung thực sự chiếm bao nhiêu thị phần, vì các thành viên khác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ như Libya và Venezuela đã tăng sản lượng, Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates ở Houston, cho biết.
"Việc cắt giảm sản lượng ít hơn nhiều so với việc cắt giảm hạn ngạch đã công bố," ông Lipow nói.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng trong tuần trước, trong khi dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ Ba.
Dự trữ dầu thô tăng khoảng 4,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 8. Tồn kho xăng giảm khoảng 400.000 thùng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất giảm khoảng 2,1 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp gần một tháng khi các nhà đầu tư chuyển hướng sang đồng USD sau dữ liệu thương mại yếu kém của Trung Quốc, trong khi sự thận trọng chiếm ưu thế trong giao dịch trước số liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.925,79 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 10 tháng 7; vàng kỳ hạn tương lai giảm 0,5% xuống 1.959,9 USD.
Giá bạc phiên này giảm 1,7% xuống 22,76 USD/ounce, bạch kim giảm 2% xuống 901,51 USD trong khi palladium giảm 1,5% xuống 1.220,99 USD.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao phụ trách khu vực Châu Mỹ của OANDA, cho biết: “Thị trường rất lo lắng về triển vọng tăng trưởng toàn cầu bởi có thể sẽ yếu hơn rất nhiều so với dự đoán của mọi người và điều đó đã kích hoạt xu hướng chuyển sang đồng đô la”.
Đồng đô la tăng 0,5% so với các đối tác chủ chốt, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ vào thứ Năm. Lạm phát của Mỹ có thể tăng nhẹ trong tháng 7 lên mức 3,3% hàng năm, trong khi tỷ lệ cơ bản có thể không thay đổi ở mức 4,8%, theo một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế của Reuters.
Thống đốc Fed Michelle Bowman hôm thứ Hai nói rằng nhu cầu tăng lãi suất bổ sung để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang, trong khi Giám đốc Fed New York John C. Williams dự kiến lãi suất có thể bắt đầu giảm vào năm tới.
Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì những điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không mang lại lợi suất.
Phản ánh tâm lý lạc quan về vàng, lượng nắm giữ của quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào thứ Hai.
Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa của Saxo Bank cho biết: “Trong khi các ngân hàng trung ương ghi nhận mức kỷ lục trong nửa đầu năm về nhu cầu vàng, các nhà giao dịch và nhà đầu tư vào hợp đồng tương lai và quỹ ETF vẫn hoài nghi về tiềm năng tăng giá hiện tại”.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất gần một tháng sau khi dữ liệu thương mại và doanh số bán ô tô yếu của Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu từ nước tiêu dùng kim loại lớn nhất thế giới này.
Kết thúc phiên, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) giảm 1,8% xuống còn 8.335 USD/tấn, là mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 7 và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số đồng đô la vững chắc hơn cũng gây áp lực lên thị trường.
Giá đồng trên sàn LME đã phục hồi từ mức giảm xuống dưới 8.000 USD/tấn của tháng 5, mức thấp nhất trong gần 6 tháng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao đạt được hồi tháng 1, là 9.550,50 USD.
Các nhà đầu tư bán tháo kim loại công nghiệp vào thứ Ba sau khi dữ liệu cho thấy xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến, đe dọa triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Amelia Xiao Fu, trưởng bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa tại Bank of China International ở London, cho biết: “Với dữ liệu thương mại kém hơn dự kiến, tâm lý e ngại rủi ro đã quay trở lại, vì vậy kim loại đang từ bỏ mức tăng mà chúng ta đã đạt được trước đó một chút”.
Một tuần trước, đồng chạm mức cao nhất trong hơn một tháng với hy vọng Trung Quốc kích thích kinh tế.
Ông Fu nói thêm: “Ngày mai chúng ta có số liệu CPI của Trung Quốc, có thể cho thấy một số dấu hiệu giảm phát, vì vậy điều đó một lần nữa có thể ảnh hưởng đến tâm lý”.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,3% xuống 68.730 NDT (9.528,23 USD)/tấn.
Dữ liệu cũng cho thấy doanh số bán xe chở khách của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, trong khi nhập khẩu đồng và các sản phẩm đồng chưa gia công giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù tồn kho khan hiếm tại thị trường nội địa, nhu cầu đồng vẫn hạn chế trong thời gian giao dịch mùa hè tạm lắng.
Đồng đô la mạnh hơn làm cho hàng hóa được định giá bằng đồng tiền của Mỹ đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác
Trong số các kim loại khác, giá nhôm trên sàn LME giảm 1,3% xuống 2.201,50 USD/tấn, kẽm giảm 2,4% xuống 2.435,50 USD, chì giảm 0,8% xuống 2.121 USD, niken giảm 1,1% xuống 20.870 USD và thiếc tăng 1,1% xuống 27.450 USD.
Giá quặng sắt phiên này cũng giảm do dữ liệu thương mại kinh tế yếu kém của Trung Quốc gây thêm áp lực buộc các nhà chức trách phải đưa ra các biện pháp kích thích cụ thể hơn nữa, trong khi việc cắt giảm sản lượng thép tiếp tục gây áp lực lên thị trường.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2024 - được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc - kết thúc phiên giảm 0,3% xuống 716,0 nhân dân tệ (99,26 USD) mỗi tấn, giảm phiên thứ tư liên tiếp. Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 giảm 0,4% xuống 100,6 USD/tấn.
Giá thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng giảm, với thép cây giảm 0,8%, thép cuộn cán nóng giảm 0,7%, dây thép cuộn giảm 0,3% và thép không gỉ giảm 0,1%.
Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 2% so với tháng trước, do hạn chế thiêu kết tại trung tâm sản xuất thép lớn Đường Sơn làm giảm nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép chính.
Nhìn chung, xuất khẩu của quốc gia này đã giảm 14,5% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 12,4%, dữ liệu cho thấy đây là mức giảm lớn nhất trong các chuyến hàng đi nước ngoài từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ tháng 2 năm 2020.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm chạp trong quý II khi nhu cầu trong và ngoài nước suy yếu, khiến các nhà lãnh đạo hàng đầu đã đưa ra những hứa hẹn về việc hỗ trợ chính sách hơn nữa tại cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng trước.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết những lo ngại về việc cắt giảm sản lượng thép tiếp theo ở Trung Quốc cũng xuất hiện trở lại, với việc Rio Tinto đã cảnh báo vào tuần trước rằng sản lượng thép của nước này đang đạt đến điểm bão hòa.
Các nhà máy thép ở tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc đã được yêu cầu chuẩn bị cắt giảm sản lượng để đáp ứng yêu cầu của chính phủ về việc giới hạn sản lượng năm 2023 ở mức của năm ngoái, hai chuyên gia tư vấn của Trung Quốc cho biết vào ngày 28 tháng 7.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương và ngô Mỹ tăng trước khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo tháng 8. Riêng giá lúa mì giảm do lo ngại nhu cầu yếu trong bối cảnh nguồn cung của Mỹ dự đoán tăng sau khi Ai Cập đặt mua thêm lúa mì Nga bất chấp lo ngại gia tăng về các chuyến hàng vận chuyển qua Biển Đen.
Kết thúc phiên, giá lúa mì kỳ hạn tháng 9 trên sàn Chicago giảm 1-1/4 US cent xuống 6,56-1/4 USD/bushel, đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 4 cent lên 13,06 USD/bushel, trong khi ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 3 US cent lên 4,98-3/4 USD/bushel.
Giá đường phiên này giảm do lo ngại về tăng trươngr kinh tế toàn cầu, bất chấp những đồn đoán về việc gia tăng thâm hụt trong mùa tới.
Đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,05 US cent, hay 0,2%, lên 23,74 cents per lb, hồi phục sau khi chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7 vào đầu phiên. Tuần trước, hợp đồng này đã giảm 1%, và giảm 4,4% trong tuần trước nữa. Đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 3,30 USD, hay 0,5%, xuống 682,90 USD/tấn.
“Kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn không phải là một dấu hiệu tích cực đối với hàng hóa và thị trường hiện nay đang cho thấy các nhà giao dịch đang lo ngại,” một nhà môi giới Mỹ cho biết.
Giá cà phê cũng giảm trong phiên này, với hợp đồng arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 2,6 cent, tương đương 1,6%, xuống 1,6135 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 5 USD, tương đương 0,2%, lên 2.559 USD/tấn.
Các đại lý cho biết vụ thu hoạch arabica tại nhà sản xuất hàng đầu thế giới - Brazil đang bước vào giai đoạn cuối với điều kiện khí hậu thuận lợi và nguồn cung dự kiến sẽ tăng.
Giá cao su giảm trong phiên thứ Ba sau khi Trung Quốc công bố một loạt dữ liệu thương mại đáng thất vọng nhưng đồng yên yếu hơn đã hạn chế mức giảm giá.
Kết thúc phiên, hợp đồng cao su giao tháng 1 của Sàn giao dịch Osaka giảm 0,8 yên, tương đương 0,4%, xuống 196,2 yên (1,37 USD)/kg, phiên giảm thứ sáu liên tiếp. Kể từ ngày 18/7 đến nay, giá cao su luôn ở quanh mức thấp nhất trong hai năm nay. Hợp đồng cao su kỳ hạn giao tháng 1 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 5 CNY xuống còn 12.890 CNY (1.787,40 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên nền tảng SICOM của Singapore Exchange giao t được giao dịch không đổi ở mức 127,7 US cent/kg.
Kinh tế Trung Quốc suy yếu và giá dầu tăng gây áp lực lên giá cao su.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

82,73

-0,19

-0,23%

Dầu Brent

USD/thùng

86,01

-0,16

-0,19%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

78.700,00

+350,00

+0,45%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,78

+0,01

+0,22%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

283,03

-1,48

-0,52%

Dầu đốt

US cent/gallon

308,34

-0,22

-0,07%

Dầu khí

USD/tấn

908,25

+19,50

+2,19%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

84.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.963,60

+3,70

+0,19%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.886,00

-3,00

-0,03%

Bạc New York

USD/ounce

22,97

+0,16

+0,69%

Bạc TOCOM

JPY/g

105,30

-1,50

-1,40%

Bạch kim

USD/ounce

908,41

+3,53

+0,39%

Palađi

USD/ounce

1.236,60

+6,28

+0,51%

Đồng New York

US cent/lb

379,65

+3,00

+0,80%

Đồng LME

USD/tấn

8.347,50

-137,50

-1,62%

Nhôm LME

USD/tấn

2.200,50

-29,50

-1,32%

Kẽm LME

USD/tấn

2.456,00

-40,50

-1,62%

Thiếc LME

USD/tấn

27.300,00

-456,00

-1,64%

Ngô

US cent/bushel

500,75

+2,00

+0,40%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

653,75

-2,50

-0,38%

Lúa mạch

US cent/bushel

429,75

-0,75

-0,17%

Gạo thô

USD/cwt

15,88

-0,01

-0,06%

Đậu tương

US cent/bushel

1.313,50

+7,50

+0,57%

Khô đậu tương

USD/tấn

396,80

+2,80

+0,71%

Dầu đậu tương

US cent/lb

59,68

-0,17

-0,28%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

788,50

-2,40

-0,30%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.376,00

-121,00

-3,46%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

160,85

-2,60

-1,59%

Đường thô

US cent/lb

23,45

-0,29

-1,22%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

296,95

-8,20

-2,69%

Bông

US cent/lb

85,20

0,00

0,00%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

128,20

+0,70

+0,55%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn: VITIC/Vinanet (Theo Reuters)