Năng lượng: Giá dầu tuần qua tăng nhẹ
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tăng 4%, được hỗ trợ bởi nguồn cung thực tế thấp và cảnh báo sản lượng bị cắt giảm. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá giảm tuần thứ 2 liên tiếp do việc tăng lãi suất tích cực và các hạn chế Covid-19 của Trung Quốc gây áp lực đối với triển vọng nhu cầu.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/9, dầu thô Brent tăng 3,69 USD tương đương 4,1% lên 92,84 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 3,25 USD tương đương 3,9% lên 86,79 USD/thùng.
So với một tuần trước đó, giá dầu WTI giảm 0,1% và Brent giảm 0,2%, theo số liệu của Dow Jones Market Data.
Đồng USD mạnh đã gây áp lực lớn đến giá dầu do đồng bạc xanh tăng giá khiến những mặt hàng giao dịch bằng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác.
Michael Lynch, người đứng đầu công ty tư vấn chiến lược SEER, nhận xét, đồng USD yếu đi sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất đã hỗ trợ cho giá dầu, khiến những người đã bán tháo hiện đang mua lại. Tuy nhiên, về dài hạn, các tin tức kinh tế có vẻ sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu mỏ.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin cảnh báo sẽ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu, nếu giới hạn giá được áp đặt và OPEC+ có kế hoạch cắt giảm 1 lượng nhỏ sản lượng được công bố trong tuần này cũng hỗ trợ giá.
Chịu áp lực bởi mối lo ngại về suy thoái và nhu cầu, giá dầu Brent giảm mạnh từ mức cao đỉnh điểm (147 USD/thùng) trong tháng 3/2022 sau cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Ngoài ra, giá dầu được hỗ trợ khi công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co BKR.O cho biết, số giàn khoan dầu của Mỹ trong tuần này giảm 5 xuống 591 – thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2022.
Viễn cảnh dầu mỏ và khí đốt của Nga mất khả năng tiếp cận thị trường dầu toàn cầu cũng hỗ trợ giá dầu, với việc Chính phủ Nga đe dọa hủy bỏ các hợp đồng nếu Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thúc đẩy thành công kế hoạch áp giá trần đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, như Benjamin Salisbury, giám đốc nghiên cứu thuộc công ty tư vấn Height Capital Markets, cho biết: "Về cơ bản, bằng cách giảm các khách hàng mua dầu giá cao của Nga, kế hoạch trên sẽ trao quyền lợi cho những người mua còn lại".
Giá khí đốt tự nhiên tăng cao ở châu Âu có thể tạo động lực cho một số nước chuyển sang sản xuất điện bằng dầu. Ông Michael Tran, nhà phân tích tại công ty môi giới RBC Capital Markets, cho biết giá khí đốt TTF giao dịch ở mức gần 210 euro/MWh, tương đương với dầu thô ở mức 360 USD/thùng.
Theo chuyên gia Michael Tran, giá khí đốt hiện tại cao hơn gần 15 lần so với thông thường. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu dầu tăng thêm khoảng 300.000 thùng/ngày, nhưng việc xác định mức tăng là một thách thức do sự thiếu thông tin về nhu cầu của máy phát điện chạy chạy bằng dầu diesel và các nồi hơi công nghiệp. Giá khí đốt càng cao, nguy cơ suy thoái của châu Âu càng tăng, và tác động tiêu cực có thể lan rộng hơn so với mức tăng nhỏ trong nhu cầu dầu.
Kim loại quý: Giá vàng tăng nhẹ
Giá vàng tăng trong phiên cuối tuần do đồng USD giảm làm lu mờ triển vọng tăng lãi suất. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng.
Cụ thể, giá vàng giao ngay kết thúc phiên này tăng 0,5% lên 1.716,3 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 30/8/2022 trong đầu phiên giao dịch; vàng kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 0,5% lên 1.728,6 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 0,3% - tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 tuần so với các đồng tiền chủ chốt, khiến vàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Chỉ số USD giảm 0,67% đã hỗ trợ thị trường kim loại quý. Đáng chú ý, giá vàng tăng ngay cả khi Thống đốc Fed Christopher Waller ngày 9/9 cho biết ngân hàng trung ương có thể phải tăng lãi suất lên trên 4% nếu lạm phát không ổn định lại trong năm nay.
Rupert Rowling, nhà phân tích thị trường tại Kinesis Money, lý giải rằng mối đe dọa của một cuộc suy thoái toàn cầu, cũng như cuộc xung đột đang tiếp diễn ở Ukraine đang cung cấp đủ hỗ trợ để giữ giá vàng trên 1.700 USD/ounce, bất chấp sức mạnh của đồng bạc xanh và khả năng có nhiều đợt tăng lãi suất nữa trong những tháng tới.
Thị trường hiện đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng Tám của Mỹ, sẽ được công bố vào đầu tuần tới, để dự đoán quy mô đợt tăng lãi suất tháng Chín của Fed. Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của công ty môi giới tài chính OANDA dự báo, nếu giá tiêu dùng tăng nóng hơn dự kiến, giá vàng có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1.680 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc trong phiên cuối tuần tăng 1,2% lên 18,79 USD/ounce, tính chung cả tuần giá tăng; palladium tăng 2% lên 2.182,18 USD/ounce và có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2022; bạch kim tăng 0,1% lên 879,83 USD/ounce và có tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 6/2022.
Kim loại công nghiệp: Giá biến động nhẹ
Trong phiên cuối tuần, giá đồng và các kim loại công nghiệp khác tăng do USD yếu đi và tâm lý thị trường lạc quan về nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – và khi các nhà máy luyện kim đóng cửa kéo dài gây thiếu hụt nguồn cung. Số liệu cho thấy rằng giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng chậm hơn so với dự kiến, trong khi lạm phát chạm mức thấp nhất 18 tháng.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London kết thúc phiên này tăng 0,7% lên 7.865 USD/tấn, sau khi tăng 2,5% trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng 3%.
Về các kim loại cơ bản khác, giá kẽm trên sàn LME tăng 2% lên 3.189 USD/tấn, niken tăng 5,7% lên 22.995 USD, cao nhất trong gần một tháng; chì tăng 2,4% lên 1,926 USD, trong khi thiếc giảm 1,7% xuống 20,975 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 2 tuần, tính chung cả tuàn tăng mạnh nhất trong 6 tuần, sau khi nước sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc – công bố thêm các bước để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên tăng 3,7% lên 720,5 CNY (103,92 USD)/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 29/8/2022 (724,5 CNY/tấn) trong đầu phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 7,4%; quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 3,2% lên 103,25 USD/tấn.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% Fe nhập khẩu, giao ngay tại cảng biển Trung Quốc, kết thúc tuần ở mức 100,5 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng hơn 3%, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 2,1%, thép cuộn cán nóng tăng 1,2% và thép không gỉ tăng 3%.
Nông sản: Giá ngô và đậu tương tăng trong tuần qua, lúa mì giảm
Trong phiên cuối tuần, giá ngô, đậu tương và lúa mì Mỹ tăng, được hỗ trợ bởi hoạt động mua bù thiếu, cùng với thị trường chứng khoán và năng lượng tăng cao.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 16-1/2 US cent lên 6,85 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 11/2022 tăng 26-1/4 US cent lên 14,12-1/4 USD/bushel, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng trong phiên trước đó. Tuy nhiên, giá đậu tương có tuần giảm 0,6% - tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 40-1/2 US cent lên 8,69-1/2 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá lúa mì tăng 7,2% - tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE tăng 0,29 US cent tương đương 1,6% lên 18,22 US cent/lb; giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn London tăng 7,8 USD tương đương 1,3% lên 588 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE tăng, được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu. Cụ thể, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICE tăng 6,3 US cent tương đương 2,8% lên 2,285 USD/lb, song vẫn thấp hơn mức cao đỉnh điểm 6 tháng (2,4295 USD/lb) hôm 25/8/2022.
Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn London giảm 12 USD tương đương 0,5% xuống 2.264 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2022 giảm 1,2% so với tháng 7/2022 xuống 112.531 tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 100 – 200 đồng, xuống dao dộng trong khung 48.300 – 48.800 đồng/kg.
Dữ liệu của Hải Quan cho thấy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 8/2022 đạt 112.531 tấn (tương đương 1.875.517 bao 60 kg), giảm 1,16% so với tháng trước và giảm 4,0% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, xuất khẩu của giai đoạn từ tháng 1 -8/2022 đã tăng 15,31% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là thông tin đã khiến giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London suy yếu trở lại cho dù báo cáo tồn kho tại sàn vẫn tiếp tục sụt giảm.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do số liệu doanh số bán ô tô từ nước mua hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh, thúc đẩy nhu cầu trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Osaka tăng 1,5 JPY tương đương 0,7% lên 217,7 JPY (1,53 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,5%; giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 5 CNY lên 12.380 CNY (1.786 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 0,1% lên 130,8 US cent/kg.
Doanh số bán ô tô của Trung Quốc trong tháng 8/2022 đạt 2,38 triệu chiếc, tăng 32,1% so với cùng tháng năm ngoái, dẫn đầu là doanh số bán xe điện được thúc đẩy bởi chính sách khuyến khích của chính phủ.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 2/9
|
Giá 9/9
|
9/9 so với 8/9
|
9/9 so với 8/9 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
86,87
|
86,79
|
+3,25
|
+3,89%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
93,02
|
92,84
|
+3,69
|
+4,14%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
72.640,00
|
72.330,00
|
+960,00
|
+1,35%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
8,79
|
8,00
|
+0,08
|
+1,02%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
246,36
|
243,31
|
+8,70
|
+3,71%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
357,80
|
357,87
|
+3,86
|
+1,09%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
1.091,25
|
1.085,00
|
+10,00
|
+0,93%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
83.000,00
|
83.000,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.722,60
|
1.728,60
|
+8,40
|
+0,49%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
7.680,00
|
7.845,00
|
-26,00
|
-0,33%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,88
|
18,77
|
+0,33
|
+1,76%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
79,60
|
86,30
|
+1,90
|
+2,25%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
839,05
|
884,19
|
+1,69
|
+0,19%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.024,00
|
2.178,58
|
+36,36
|
+1,70%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
341,35
|
356,80
|
+4,10
|
+1,16%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.633,00
|
7.856,50
|
+46,00
|
+0,59%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.295,50
|
2.286,00
|
+18,50
|
+0,82%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.135,50
|
3.167,50
|
+40,00
|
+1,28%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.155,00
|
21.165,00
|
-177,00
|
-0,83%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
665,75
|
685,00
|
+16,50
|
+2,47%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
811,00
|
869,50
|
+40,50
|
+4,89%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
379,75
|
393,25
|
+17,00
|
+4,52%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
17,67
|
17,59
|
+0,35
|
+2,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.420,50
|
1.412,25
|
+26,25
|
+1,89%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
417,70
|
410,70
|
+4,80
|
+1,18%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
66,25
|
64,82
|
+1,59
|
+2,51%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
817,10
|
771,20
|
+1,40
|
+0,18%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.416,00
|
2.360,00
|
+32,00
|
+1,37%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
228,80
|
228,50
|
+6,30
|
+2,84%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
18,15
|
17,83
|
+0,11
|
+0,62%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
173,50
|
170,20
|
+2,65
|
+1,58%
|
Bông
|
US cent/lb
|
103,21
|
104,84
|
+1,00
|
+0,96%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
476,40
|
510,80
|
+11,80
|
+2,36%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
132,10
|
130,00
|
+0,80
|
+0,62%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|