Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng do nguồn cung thắt chặt sau khi tồn trữ dầu thô tại Mỹ - nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018, và đồng USD suy giữa bối cảnh lo ngại về biến thể Omicron dịu lại.
Kết thúc phiên này giá dầu Brent kỳ hạn tương lai tăng 95 cent, tương đương 1,1%, lên 84,67 USD/thùng. Giá dầu thô Tay Texas, Mỹ (WTI) tăng 1,42 USD, tương đương 1,8%, lên 82,64 đô la.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng so với rổ tiền tệ sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12. USD giảm là nguyên nhân chính đẩy giá dầu tăng mạnh. Đồng bạc xanh yếu đi khiến các hợp đồng mua bán dầu tính bằng USD trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Matt Smith, trưởng nhóm phân tích dầu mỏ khu vực châu Mỹ của công ty Kpler, cho biết: “Lượng dầu thô rút ra từ các kho dự trữ nhiều hơn dự kiến mặc dù hoạt động lọc dầu giảm”.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần vừa qua giảm 4,6 triệu thùng, xuống 413,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018, Cơ quan Thông tin Năng lượng nước này cho biết. Các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của Reuters dự đoán là chỉ giảm 1,9 triệu thùng.
Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn giao sau 1 tháng hiện cao hơn khoảng 4,1 USD so với kỳ hạn giao sau 6 tháng, cho thấy nguồn cung ngắn hạn eo hẹp.
Tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm trong bảy tuần liên tiếp và tồn kho nói chung đang thắt chặt trên toàn cầu khi các nhà sản xuất lớn chạt vật trong việc tăng nguồn cung ngay cả khi nhu cầu tăng lên, bất chấp số ca nhiễm virus Omicron cũng tăng.
Các nhà sản xuất OPEC +, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, vẫn đang giữ sản lượng lại ở mức hơn 3 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu của Iran bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mặc dù OPEC + đang nâng mục tiêu sản lượng mỗi tháng, những khó khăn về mặt kỹ thuật đã khiến một số quốc gia không đạt được hạn ngạch của họ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Jerome Powell cho biết nền kinh tế nước này sẽ vượt qua mức tăng số ca nhiễm COVID-19 hiện tại trong"ngắn hạn" và sẵn sàng cho việc bắt đầu chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
"Giả sử Trung Quốc không bị suy giảm mạnh, Omicron thực sự trở thành Omi-gone (Omi-biến đi) và với khả năng tăng sản lượng của OPEC + bị hạn chế một cách rõ ràng, tôi không hiểu lý do gì khiến dầu thô Brent không thể tăng lên 100 USD trong quý 1, có thể sớm hơn", nhà phân tích của Oanda, ông Jeffrey Halley nói. Hiện mối đe dọa lớn nhất đối với thị trường dầu mỏ là tình trạng lây lanh nhanh virus Omicron ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Giá khí tự nhiên Mỹ đã tăng hơn 14% lên mức cao nhất trong vòng 6 tuần sau khi cơ quan khí tượng dự báo thời tiết tuần này sẽ lạnh hơn dự kiến trước đây, và xác nhận dự báo trước nữa về triển vọng thời tiết cuối tháng 1 sẽ cực lạnh, gợi cho thị trường nhớ lại đợt giá tăng đột biến trong giai đoạn tháng 2/2021 khi thời tiết lạnh đến mức đóng băng.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 2 kết thúc phiên 12/1 tăng 60,8 cent, tương đương 14,3% - mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2020 - lên 4,857 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26/11.
Đó là mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
Trong đợt thời tiết băng giá hồi tháng 2 năm 2021, giá khí đốt tương lai chỉ tăng khoảng 7% trong một ngày, trong khi giá giao ngay tăng lên mức cao kỷ lục ở một số vùng của nước Mỹ khi một cơn bão mùa đông khiến hàng triệu người không có điện và nhiệt trong nhiều ngày sau khi các giếng và đường ống dẫn khí đốt ở Texas và các tiểu bang trung tâm khác củ nước này bị đóng băng.
Theo dữ liệu của Refinitiv, sản lượng tại 48 tiểu bang của Mỹ đạt trung bình 94,7 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) từ đầu tháng 1 đến nay, giảm so với mức kỷ lục 97,6 bcfd của tháng 12.
Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 133,5 bcfd trong tuần này xuống 132,7 bcfd vào tuần tới khi thời tiết chuyển sang ít lạnh hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các nhà giao dịch lưu ý những dự báo mới nhất cho thấy thời tiết cực kỳ lạnh sẽ quay trở lại trong tuần cuối cùng của tháng Giêng.
Giá than luyện cốc Trung Quốc kỳ hạn giao sau trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên đã tăng vọt trong phiên vừa qua, được thúc đẩy bởi nhu cầu mua dự trữ tại các nhà máy thép trong khi nguồn cung nguyên liệu này tương đối eo hẹp trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 2,1% lên 2.310 nhân dân tệ (363,03 USD)/tấn vào lúc đóng cửa. Trong khi đó, giá than cốc giữa phiên tăng 2,3% lên 3.210 nhân dân tệ/tấn, trước khi đóng cửa giảm 0,3% xuống 3.130 nhân dân tệ/tấn.
Các nhà phân tích của Haitong Futures cho biết: "Nhu cầu than cốc kỳ hạn giao sau tương đối mạnh do tỷ lệ sử dụng tại các nhà máy phục hồi sau khi Đường Sơn dỡ bỏ cảnh báo về mức khói bụi", đồng thời cho biết thêm rằng các nhà sản xuất thép đang tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại về sự gián đoạn hậu cần do thời tiết bất lợi và tình hình đại dịch.
Bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 gần đây, giao thông vận tải đã chậm lại, trong khi sản lượng tại các mỏ than giảm trước kỳ nghỉ Lễ hội mùa xuân, dẫn đến nguồn cung than luyện cốc tương đối khan hiếm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng ổn định khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ đúng như dự đoán khiến giá trị đồng USD giảm và thúc đẩy hoạt động mua từ phía các nhà đầu tư.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,2% lên 1.825,83 USD/ounce, kéo dài đà tăng sau khi ngày 11/1 đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 12; vàng kỳ hạn tháng 2 cũng tăng 0,5% lên 1.827,3 USD.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ tháng 12 tăng mạnh nhất trong vòng gần 4 thập kỷ, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm trong phiên vừa qua.
Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết giá vàng đã tăng "đáng kể" ngay cả khi thị trường tiếp tục tin rằng đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fe sẽ diễn ra vào tháng Ba tới.
"Về mặt lịch sử, vàng có xu hướng tăng giá sớm trong các đợt tăng lãi suất. Biến động giá cho thấy rằng thị trường đã xác định các đợt tăng lãi suất và phạm vi tăng, từ đó đánh giá sức mạnh của USD trong ngắn hạn."
Trong khi vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát tăng vọt, việc tăng lãi suất dẫn đến chi phí cơ hội nắm giữ vàng thỏi tăng khiến vàng giảm sức hấp dẫn. Tuy nhiên, theo giám đốc giao dịch kim loại của High Ridge Futures, ông David Meger, áp lực lạm phát gia tăng có khả năng giữ cho vàng được hỗ trợ ít nhất trong những tuần tới, có thể đẩy kim loại này lên trên ngưỡng kháng cự kỹ thuật, quanh mức 1.830 USD.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên này tăng 39,5 US cent (1,73%) đóng cửa ở mức 23,207 USD/ounce, bạch kim giao tháng 4/2021 tăng 6,9 USD (0,71%) đóng cửa ở mức 980,1 USD/ounce, trong khi palladium giảm 0,5% xuống 1.911,09 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel và đồng tiến lên mức cao kỷ lục mới do lo ngại về nguồn cung. Giá nickel tăng lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ, đồng cũng quay trở lại mức 10.000 USD/tấn do lo ngai nguồn cung mới sẽ không đủ bù đắp cho lượng tồn trữ đang giảm nhanh. Giá các kim loại khác phiên này cũng được cải thiện nhờ giảm bớt lo ngại về tăng trưởng kinh tế ở nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới - Trung Quốc.
Cụ thể, giá nickel kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) phiên vừa qua có thời điểm tăng 4,4% lên 22.745 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2011; kết thúc phiên vẫn tăng 1,3% lên 22.085 USD. Tại Trung Quốc, giá nickel tăng vọt lên mức cao kỷ lục, với hợp đồng giao tháng 2 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc phiên tăng 3,8% lên 162.340 nhân dân tệ (25.510 USD)/tấn.
Nhà môi giới Marex cho biết giá nickel tăng mạnh một phần được thúc đẩy bởi các nhà đầu cơ mua lại các vị thế giảm giá. Trong khi đó, ông Ole Hansen, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo ở Copenhagen, cho biết: “Vua” pin, nickel, đã là động lực ban đầu (của thị trường kim loại) khi giá tăng vượt qua mức 21.000 USD, và bây giờ xu hướng giá tăng lan sang đồng và các kim loại khác”.
Ole Hansen, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa thuộc Ngân hàng Saxo ở Copenhagen, cho biết: "Sự chú ý tới Trung Quốc đang chuyển từ tâm lý lo lắng về sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản sang các dấu hiệu kinh tế sẽ lấy lại đà tăng trưởng sau khi Chính phủ đưa ra các biện pháp kích thích và hỗ trợ cho nền kinh tế, một số trong số đó sẽ mang lại lợi ích cho kim loại công nghiệp".
Lượng nickel lưu trữ ở các kho của sàn LME đã giảm một nửa trong 5 tháng qua, hiện đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2019 là 48.846 tấn. Trong khi đó, lượng lưu trữ trên sàn Thượng Hải cũng ở gần mức thấp kỷ lục, là 4.859 tấn, thấp xa so với khoảng 16.000 tấn một năm trước, một phần do các nhà máy thép không gỉ của Trung Quốc đang mua tích trữ.
Hợp đồng nickel giao ngay hiện có giá cao hơn tới 192 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn 3 tháng, là mức chênh lệch cao nhất kể từ tháng 10/2019, cho thấy nguồn cung ngắn hạn đang rất khan hiếm. Vào tháng 12/2021, mức chênh lệch này chỉ là 47 USD/tấn.
Lượng nickel lưu trữ ở các kho của sàn LME đã giảm một nửa trong 5 tháng qua, hiện đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2019 là 48.846 tấn. Trong khi đó, lượng lưu trữ trên sàn Thượng Hải cũng ở gần mức thấp kỷ lục, là 4.859 tấn, thấp xa so với khoảng 16.000 tấn một năm trước, một phần do các nhà máy thép không gỉ của Trung Quốc đang mua tích trữ.
Giá đồng phiên này cũng tăng 3,5% lên 10.059 USD/tấn, giao dịch trên mức tâm lý quan trọng lần đầu tiên kể từ ngày 21/10. Giá nhôm tăng 0,2% lên 2,974,50 USD và chì tăng 1,9% lên 2,344 USD, nhưng kẽm giảm 0,1% xuống 3.554 đô la. Giá thiếc trong phiên cũng lập kỷ lục cao, 41.600 USD/tấn, kết thúc phiên vẫn tăng 2,4% lên 41.420 USD.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn giao dịch Đại, giao tháng 5, tăng 1,3% lên 725 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt nhập khẩu với hàm lượng 62% sắt giao ngay tại cảng biển Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 129 USD/tấn.
Giá thép thanh vằn dùng xây dựng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,3% lên 4.632 nhân dân tệ/tấn. Thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, tăng 1,9% lên 4.751 nhân dân tệ/tấn. Giá thép không gỉ giao tháng 2 tại sàn Thượng Hải tăng phiên thứ ba liên tiếp, kết thúc phiên tăng 3,2% lên 18.145 nhân dân tệ/tấn.
Dữ liệu từ cơ quan thống kê cho thấy giá nhập khẩu tại nhà máy của Trung Quốc đã tăng 10,3% trong tháng 12, chậm lại so với tháng 11 và cũng thấp hơn dự đoán của thị trường do những biện pháp của chính phủ nhằm kiềm chế giá nguyên liệu thô cao không hiệu quả như mong đợi.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì giảm do diện tích trồng lúa mì ở Mỹ nhiều hơn mức dự đoán của các thương nhân.
Theo đó, giá lúa mì kỳ hạn giao dịch nhiều nhất trên sàn Chicago kết thúc phiên giảm 12-1/2 cent xuống 7,57-3/4 USD/bushel. Giá đậu tương cũng giảm trong phiên này sau khi USDA hạ dự báo về sản lượng của Nam Mỹ và dự đoán lượng tồn trữ cuối vụ của thế giới thấp hơn mức mà các nhà phân tích dự đoán. Riêng ngô tăng giá trong phiên vừa qua. Theo đó, giá đậu tương phiên này tăng 12-3/4 cent lên 13,99-1/4 USD/bushel. Giá ngô giảm 2 US cent xuống 5,99 USD/bushel.
Giá đường thô tiếp tục hồi phục, rời xa mức thấp nhất 5,5 tháng chạm tới hôm thứ Hai (10/14) do giá dầu đang tăng mạnh.
Đường thô kỳ hạn tháng 3 phiên này tăng 0,23 cent, tương đương 1,3%, lên 18,34 cent/lb; đường trắng kỳ hạn giao tháng 3 phiên này cũng tăng 13,50 USD hay 2,8% lên 503,30 USD/tấn.
"Giá dầu Brent đã phục hồi về mức trước khi xuất hiện biến thể Omicron và điều đó có thể đẩy giá ethanol tăng lên", ngân hàng Rabobank cho biết.
Giá ethanol cao có thể thúc đẩy các nhà máy mía ở Brazil chuyển hướng tưng sản xuất ethanol và giảm sản xuất đường. Ethanol được Brazil sản xuất từ mía.
Công ty tư vấn HedgePoint Markets hôm thứ Tư cho biết họ hy vọng các nhà máy ở Brazil sẽ tăng sản lượng ethanol vào đầu mùa vụ mới, vào tháng Tư. Tập đoàn công nghiệp Brazil Unica đã báo cáo sản lượng đường bằng 0 vào cuối tháng 12 và cho biết việc bắt đầu mùa vụ sớm là khó có thể xảy ra.
Nhập khẩu đường vào Trung Quốc sẽ giảm mạnh so với mức của năm ngoái do giá đường của Trung Quốc giảm và giá cước vận tải biển vẫn đắt đỏ, công ty tư vấn CovrigAnalytics cho biết.
Giá cà phê arabica giao tháng 3 tăng 3,8 cent, tương đương 1,6%, lên 2,4085 USD/lb vào lúc kết thúc phiên, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất trong một tháng, là 2,4490 USD; cà phê robusta giao tháng 3 cũng tăng 14 USD, tương đương 0,6% lên 2.282 USD/tấn.
3.605/5.000
Xuất khẩu giảm và tồn kho tại các cảng đến giảm đang tiếp tục cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường cà phê. Lượng cà phê arabica lưu kho trên sàn ICE giảm gần 27.000 bao xuống 1,43 triệu bao tính tới ngày 12/1, thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua au khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell có vẻ ít ‘diều hâu’ hơn dự kiến khi phát biểu trước Quốc hội, trong khi dữ liệu lạm phát của nhà sản xuất ở nước mua cao su hàng đầu - Trung Quốc - cho thấy nhiều khả năng nước này sẽ nới lỏng chính sách.
Kết thúc phiên, cao su giao tháng 6 trên Sàn Osaka tăng 3,8 yên, tương đương 1,6%, lên 243,3 yên (2,1 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 110 nhân dân tệ lên 15.090 nhân dân tệ (2.371 USD)/tấn vào lúc kết thúc phhieen, sau khi chạm mức cao nhất gần 6 tuần là 15.135 nhân dân tệ vào đầu phiên. Hợp đồng cao su giao tháng 2 trên Sàn giao dịch Singapore ở mức 179,9 US cent/kg, tăng 0,8% so với phiên liền trước.
Doanh số bán ô tô của Trung Quốc năm ngoái lần đầu tiên tăng trưởng kể từ năm 2017, dữ liệu ngành cho thấy, một phần được thúc đẩy bởi doanh số bán xe năng lượng mới (NEV) tăng gấp 1,5 lần.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi Nhật Bản ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm mới virus Covid-19 vào thứ Tư, với số ca nhiễm đạt mức cao nhất trong 4 tháng tại các khu vực đô thị lớn của Tokyo và Osaka khi biến thể Omicron lây lan.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn: Vinanet / VITIC / Reuters, Bloomberg