Tại An Giang, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, giá các loại gạo nguyên liệu tiếp tục duy trì ở mức ổn định. Gạo OM 18 được thu mua trong khoảng 9.400 – 9.500 đồng/kg; IR 504 ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg; CL 555 từ 8.300 – 8.400 đồng/kg; OM 380 dao động 7.850 – 7.900 đồng/kg; và 5451 ở mức 9.100 – 9.150 đồng/kg. Gạo thành phẩm cũng không thay đổi nhiều, trong đó OM 380 được giao dịch ở mức 8.800 – 9.000 đồng/kg, IR 504 ở khoảng 9.500 – 9.700 đồng/kg.
Giá các mặt hàng phụ phẩm như tấm thơm và cám cũng giữ mức ổn định. Tấm thơm dao động trong khoảng 7.400 – 7.500 đồng/kg, trong khi giá cám phổ biến từ 8.000 – 9.000 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo bán lẻ tiếp tục đứng giá so với cuối tuần trước. Gạo Nàng Nhen vẫn là loại có giá cao nhất ở mức 28.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài giữ ở mức 22.000 đồng/kg; gạo thơm Thái hạt dài dao động từ 20.000 – 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Jasmine từ 16.000 – 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mức 16.000 đồng/kg; gạo thường trong khoảng 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường từ 16.000 – 17.000 đồng/kg; Sóc Thái 20.000 đồng/kg; và gạo Nhật ở mức 22.000 đồng/kg.
Đối với mặt hàng lúa tươi, giao dịch cũng diễn ra khá chậm. Lúa IR 50404 hiện được thu mua với giá 5.500 – 5.600 đồng/kg; OM 5451 từ 5.900 – 6.000 đồng/kg; OM 18 dao động 6.100 – 6.200 đồng/kg; Đài Thơm 8 từ 6.000 – 6.100 đồng/kg; OM 308 ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; và Nàng Hoa 9 trong khoảng 5.600 – 5.700 đồng/kg. Nhiều địa phương phản ánh hoạt động thu mua lúa khô vẫn chậm, giá không có sự thay đổi đáng kể. Riêng lúa vụ Hè Thu, giao dịch diễn ra lai rai với mặt bằng giá chững lại.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam giữ nguyên so với cuối tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 5% tấm hiện giao dịch ở mức 382 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; và gạo 100% tấm là 317 USD/tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC