Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn hoá chất nguy hiểm có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi hút một điếu thuốc, các động mạch sẽ co lại trong 1 giờ, điều này làm giảm 50% lượng máu tuần hoàn trong cơ thể. Khi máu lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sụn khớp và tạo điều kiện cho sự lắng đọng tinh thể muối urat, góp phần vào việc hình thành nên bệnh gút. Mặt khác, hút quá nhiều thuốc lá sẽ làm mất cân bằng độ PH và khiến cho môi trường bên trong cơ thể người nghiện thuốc mang tính axit hơn. Hơn nữa, PH lại ảnh hưởng đến sự hòa tan axit uric, PH càng kiềm càng thuận lợi cho việc hòa tan và ngược lại PH càng tan càng dễ dàng khiến cho axit uric kết tủa. Vì vậy, việc hút thuốc lá càng tạo điều kiện cho sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp. Tuy hút thuốc lá không trực tiếp dẫn đến các cơn đau gút, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng, ảnh hưởng đến tim, phổi… dẫn đến các bệnh lý như: bệnh tim mạch, tiểu đường. Đây cũng là những nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Với những người đang mắc phải hội chứng ngừng thở khi ngủ (do thuốc lá gây ra), thì nguy cơ bị các cơn gút cấp tấn công là rất cao. Vì trong trường hợp này, cơ thể người nghiện thuốc lá sẽ bị thiếu oxy, khiến cho các chức năng gan thận bị suy yếu, không thể đào thải được lượng axit uric ra ngoài, bám vào các khớp, bắt đầu cho các đợt tấn công cấp. Cacbon monoxit (CO) đi vào cơ thể cản trở quá trình lưu thông khí oxy (O2), ngăn chặn quá trình đào thải axit uric ra ngoài cơ thể khiến chúng tích tụ tạo thành các tinh thể gây viêm và có thể dẫn tới cuộc tấn công bệnh gút. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, dẫn đến một số biến chứng như:
- Bị sỏi thận: nguyên nhân do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi, đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Giảm độ lọc của cầu thận;
- Nguy cơ bị hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ gây ra loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, để lâu dẫn đến hỏng khớp;
- Nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim do hẹp động mạch;
- Thoái hóa khớp gây tổn thương khớp…
Những hoá chất độc hại và độc tố có trong thuốc lá làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, theo đó phổi và thận là những cơ quan loại bỏ độc tố chính trong cơ thể bạn sẽ bị suy yếu. Các chất này cản trở việc loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể qua việc hít thở. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của những người hút thuốc thấp hơn so với những người không hút, do đó những người này nên ăn nhiều hơn, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với những người không hút thuốc.
Thuốc lá ảnh hưởng tới các bệnh liên quan tới bệnh gút như bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người từng hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với những người không hút thuốc.
Trên thực tế, những người mắc bệnh gút đồng thời hút thuốc lá cho biết; sau khi họ bỏ thuốc thì cơn đau ít tấn công hơn, trong khi những người quay trở lại hút thuốc thì thấy rằng các triệu chứng gia tăng vì hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm. Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân phát triển bệnh gút ở những vị trí khớp đầu tiên. Do đó, để tránh nguy cơ mắc bệnh gút, để bảo vệ sức khỏe, những ai còn đang hút thuốc thì nên từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.