Theo GS. James MacCabe (King College, Anh Quốc) có thể lý giải rằng, hút thuốc là một yếu tố nguy cơ có thể trong quá trình phát triển của bệnh rối loạn tâm thần chứ không phải là một hệ quả đơn giản của bệnh. Ngoài ra cũng còn một “cổ đông” nữa là dopamine. Có thể việc tiếp xúc với nicotine đã làm tăng sự giải phóng dopamine, dẫn đến sự phát triển của rối loạn tâm thần và sự dư thừa dopamine trong não là một giả thuyết để giải thích cho sự xuất hiện bệnh tâm thần phân liệt.
Gần đây, các nghiên cứu đã bắt đầu điều tra xem liệu hút thuốc lá, tự nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh tâm thần của một người hay không.
Một nghiên cứu của trường King's College London, Anh được đăng tải trên tạp chí y học Lancet Psychiatry vào năm 2015 đã cho thấy vấn đề này.
Kết quả báo cáo cho rằng hút thuốc lá mỗi ngày có liên quan đến cả gia tăng nguy cơ bệnh tâm thần và tuổi dậy thì đến sớm hơn do rối loạn tâm thần. Theo đó, cứ 3 người bị bệnh về tâm thần thì có 1 người hút thuốc; trong khi đó, 5 người không bị thì có 1 người hút thuốc. Khi so sánh tỷ lệ 1/3 và 1/5, nhóm nghiên cứu ước tính được nguy cơ hút thuốc của người bệnh cao hơn 70% so với người không bị.
Một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: "Các bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong việc xác định quan hệ nhân quả trong thói quen của bệnh nhân". Kết quả nghiên cứu trên 290.000 người để đưa ra kết luận: thói quen hút thuốc lá, thụ động và chủ động, có thể ảnh hưởng đến di truyền và môi trường sống, gây ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Các nhà khoa học tiến hành phân tích dữ liệu từ 61 nghiên cứu với 15.000 người hút thuốc lá và 273.000 người không hút thuốc lá. Những bệnh nhân bị mắc bệnh tâm thần có khả năng hút thuốc lá cao gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh tâm thần.
Các tác giả đã đặt câu hỏi về lý thuyết “thuốc an thần” và đưa ra đề xuất rằng nicotine có thể có tác dụng tạo ra các nguy cơ cho bệnh tâm thần, có thể là trên hệ thống dopamine - chất dẫn truyền thần kinh giúp kiểm soát các “khoái cảm và các trung tâm phấn khích” của não. Các nhà khoa học cho biết rằng việc tiếp xúc với nicotine đã làm tăng sự giải phóng dopamine, dẫn đến sự phát triển của rối loạn tâm thần và sự dư thừa dopamine trong não. Đây cũng là một giả thuyết để giải thích cho sự xuất hiện bệnh tâm thần phân liệt.
Một phần lý do tại sao các tác giả của nghiên cứu The Lancet tin rằng hệ thống dopamine có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy mối liên hệ giữa việc hút thuốc hàng ngày và bệnh tâm thần là vì các nghiên cứu cho thấy rằng người hút thuốc ít bị bệnh Parkinson hơn.
Trong khi bệnh Parkinson bị gây ra bởi thiếu dopamine, bệnh tâm thần phân liệt được cho là “ngược lại với bệnh Parkinson”, trong đó một số nhà khoa học tin rằng các triệu chứng của nó là do sự thừa dopamine.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hơn 6000 cá nhân là thành viên của nhóm nghiên cứu năm 1986 ở miền Bắc Phần Lan. Những người tham gia có độ tuổi 15-16 vào năm 1986 đã trả lời các câu hỏi về kinh nghiệm về bệnh tâm thần và liệu họ có sử dụng ma túy hoặc rượu hay không. Sau đó họ được theo dõi cho đến khi 30 tuổi.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hút thuốc lá quá nhiều hoặc hút hàng ngày có liên quan đến nguy cơ rối loạn tâm thần gia tăng. Cụ thể, những người hút thuốc lá từ 10 điếu trở lên mỗi ngày có nhiều khả năng mắc bệnh tâm thần hơn những người không hút thuốc. Hơn nữa, những người bắt đầu hút thuốc trước tuổi 13 cũng được phát hiện rằng có nguy cơ mắc chứng tâm thần cao hơn.
Ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã tính đến việc liệu những người trong nghiên cứu có sử dụng rượu hoặc ma túy hay có tiền sử rối loạn tâm thần trong gia đình hay không thì mối liên hệ giữa hút thuốc và rối loạn tâm thần vẫn còn rất đáng quan ngại.
ThS. BS. Nguyễn Hữu Hoàng, Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt: Nghiện thuốc lá là một trạng thái tâm thần thể chất
Nghiện thuốc lá là một trạng thái tâm thần thể chất xuất hiện do tương tác giữa cơ thể với nicotine trong thuốc lá. Nghiện thuốc lá biểu hiện bằng một cảm giác thôi thúc dữ dội buộc người nghiện phải hút thuốc lá.
Hành vi hút thuốc lá giúp người nghiện có được cảm giác sảng khoái và tránh được cảm giác khó chịu vì thiếu thuốc. Hành vi hút thuốc lá tiếp tục ngay cả khi người nghiện biết rõ hay thậm chí là bị các tác hại do thuốc lá gây ra.
Nghiện thuốc lá được xem như là một bệnh vì thế chúng ta phải có cái nhìn hợp lý trong việc khám, chẩn đoán và điều trị.
Tham khảo: Phoiviet.com, Medlatec.vn, Baogiaothong, Infonet