Cộng đồng y tế thế giới đã công nhận sự nguy hiểm hút thuốc đối với sức khỏe thính giác. 
Trưởng nhóm nghiên cứu Huanhuan Hu từ Trung tâm y tế toàn cầu ở Nhật Bản cho biết:
“nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy hút thuốc lá là nguyên nhân góp phần gây mất thính lực và đề cao việc cần phải kiểm soát thuốc láđể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của mất thính giác”. 
Các chuyên gia rút ra kết luận trên sau khi khảo sát ở 50.195 người từ 20 - 64 tuổi. Sau 8 năm theo dõi, nhóm nghiên cứu phát hiện nguy cơ mất thính lực ở người hút thuốc lá tăng 1,2 - 1,6% so với người không “phì phèo”. Điều đáng lưu ý là nguy cơ bị điếc giảm dần trong vòng 5 năm sau khi bỏ thuốc lá.
Tiến sĩ Erik Fransen tại Đại học Antwerp ở Bỉ cho biết khả năng nhận biết âm thanh ở tần số cao của những người hút thuốc và béo phì bị tổn hại đáng kể: "Sự suy giảm thính giác tỷ lệ thuận với mức độ hút thuốc và chỉ số cơ thể. Nó sẽ tồi tệ đi khi bạn hút liên tục trong hơn 1 năm. Ngoài ra, không giống như các bộ phận khác trong cơ thể, một khi đã bị tổn hại thì sẽ không thể hồi phục".
Các nhà nghiên cứu cho biết, hút thuốc và béo phì làm xáo trộn dòng máu chảy tới tai, gây thiếu oxy, đồng thời không loại bỏ được chất thải độc hại ra khỏi tai, vì vậy làm tổn thương thính giác.
Hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc lá gây ra điếc thần kinh giác quan
Hút thuốc lá thụ động kích thích viêm tai “hoành hành” ở trẻ nhỏ và chứng bệnh này sẽ gây thương tổn tới màng nhĩ, vì vậy kéo theo sự giảm sút khả năng nghe sau này.
Hút thuốc thụ động và hít phải khói thuốc lá gây ra điếc thần kinh giác quan nhẹ ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Điếc thần kinh giác quan liên quan đến việc hư hại xếp hàng của các tế bào lông trong ốc tai hoặc hư hại thần kinh thính giác. Không giống như mất thính giác liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa, điếc thần kinh giác quan hư hại nghiêm trọng, và hiện không thể điều trị được.
Vô số các hóa chất nguy hiểm trong khói thuốc lá, trong đó có formaldehyde, benzene, asen, vinyl clorua, ammonia và hydrogen cyanide, có thể ảnh hưởng đến cả nghe dẫn truyền (các dao động tai giữa) cũng như nghe tai trong bằng cách làm tổn hại đến các việc sắp xếp các tế bào lông trong ốc tai. Trong nhiều nghiên cứu, có một sự tương quan mạnh mẽ giữa số điếu thuốc hút và mức độ mất thính lực. Nói cách khác, mất thính giác liên quan đến hút thuốc phụ thuộc vào số lượng thuốc hút.
Các nhà khoa học đã phân tích số liệu sức khỏe của 1.500 người từ 12 đến 19 tuổi, làm các xét nghiệm về thính lực cả hai tai cũng như đo nồng độ cotinnine trong máu (chất hình thành do hít phải nicotine từ khói thuốc lá). Các nhà khoa học phát hiện rằng nhóm thiếu niên thường ở bên cạnh những người hút thuốc lá khó nghe lời nói ở tần số thấp so với những trẻ ít bị phơi nhiễm với khỏi thuốc lá. Tỉ lệ bị giảm thính lực một bên tai từ nhẹ đến nặng ở nhóm thiếu niên hít phải khói thuốc là 12% so với tỉ lệ 8% ở nhóm không bị phơi nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá có thể đã gây ảnh hưởng đến dòng máu chảy vào tai trong, vốn rất quan trọng đối với khả năng nghe của con người.
Ngày càng nhiều chỉ ra rằng hút thuốc và khói thuốc lá có hại đến thính giác. Do vậy khuyến khích bạn bè và những người thân từ bỏ thói quen hút thuốc.
Thu Nga (Theo Suckhoedoisong, Thanh niên online, Baonghean, Dantri, Cattuonghearing) 

Nguồn: VITIC