Giá thép cuộn cán nóng tại Thượng Hải và giá quặng sắt tại Đại Liên đều đạt mức cao kỷ lục, khiến các nhà phân tích cảnh báo nguy cơ rủi ro trong bối cảnh giá tăng mạnh.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 3,5% lên 6.683 CNY (1.037,12 USD)/tấn. Giá thép cây tăng 2,2% lên 6.171 CNY/tấn – mức cao kỷ lục. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2021 tăng 2,2% lên mức cao đỉnh điểm 15.580 CNY/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 2,9% lên 1.338 CNY/tấn.
Mặc dù thị trường sản phẩm thép tăng mạnh trong vài tháng qua, song khu vực phía nam Trung Quốc bước vào mùa mưa có thể khiến nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng suy giảm.
Trong khi đó, công ty sản xuất thép tấm ô tô hàng đầu Trung Quốc - Baoshan Iron & Steel – cho biết, nhu cầu ô tô trong quý 2/2021 bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip, trong khi quý 3/2021 thường là mùa thấp điểm.
Sức nóng từ thị trường quặng sắt, vốn chứng kiến giá quặng sắt tăng lên hơn 230 USD/tấn, có có thể hạ nhiệt - ít nhất là vào lúc này, theo một nhà kinh doanh hàng hoá được Bloomberg phỏng vấn.
Theo Tập đoàn tài chính Oversea-Chinese Banking, giá quặng sát có thể tăng lên tới 250 USD/tấn trong trong 12 đến 18 tháng tới. Điều này mang lại lợi nhuận cực lớn cho các nhà sản xuất quặng của Úc, nơi có thể khai thác và giao quặng với giá chỉ từ 30 đến 40 USD/tấn.
"Quặng sắt quá đắt vào thời điểm hiện tại nhưng nỗi sợ hãi là một động lực đáng kinh ngạc và giá cả là sự phản ánh của nỗi sợ hãi", Glass, người trước đây từng kinh doanh khoáng sản cho Anglo American cho biết. "Bạn đang nhìn thấy sự sợ hãi ở phạm vi rộng hơn khi giá vàng tăng, đồng đô la giảm. Có một nỗi sợ hãi nhất định xuất hiện trên thị trường hàng hoá".
Lĩnh vực quặng sắt đang "rất, rất nóng", Vivek Dhar – nhà phân tích hàng hoá tại ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết trong cuộc phỏng vấn trên Bloomberg Television hồi đầu tuần. "Nguồn cung chưa thể đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ của thị trường".
Theo Bloomberg News, sự bùng nổ nhu cầu quặng sắt diễn ra khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc duy trì mức sản lượng trên 1 tỷ tấn mỗi năm, bất chấp việc hạn chế sản xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon và kiếm chế nguồn cung.
 
 

Nguồn: VITIC/Reuter