Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 16h giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 66,40 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng với cuối tuần qua) - bán ra 67 triệu đồng/lượng (không đổi).
Giá vàng Phú Quý SJC tại Hà Nội mua vào 66,50 triệu đồng/lượng (tăng 150.000 đồng/lượng) - bán ra 67,10 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng).
Giá vàng Vietinbank Gold niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 66,50 triệu đồng/lượng - bán ra 67,12 triệu đồng/lượng (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 66,60 triệu đồng/lượng (tăng 300.000 đồng/lượng) - bán ra 67,22 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đồng/lượng).
Giá vàng thế giới 1.999 – 2.013 USD/ounce
Giá vàng thế giới ngày 17/4 giao dịch quanh ngưỡng 1.999 - 2.013 USD/ounce, tăng 8 USD/ounce so với hôm qua.
Giá vàng thế giới chốt phiên giao dịch tuần trước ở mức 2005 USD/ounce. Dù vẫn giữ được mức kháng cự quan trọng 2.000 USD song so với phiên liền trước, mỗi ounce vàng đã "bốc hơi" 36 USD khi các nhà đầu tư chốt lời. Trước đó, vàng tăng sau khi số liệu kinh tế Mỹ công bố cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, ông James Robertson, nhà phân tích tại Grant's Interest Rate Observer nói rằng, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách tiền mạnh đang tạo ra nhiều biến động trên thị trường tài chính và vàng vẫn là một mặt hàng hấp dẫn.
Theo dữ liệu của CME Group - sàn giao dịch có trụ sở tại Chicago, các thị trường dự báo khả năng Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản là 78%. Vàng thường nhạy cảm với lãi suất bởi lãi suất thấp làm giảm chi phí cơ hội việc nắm giữ vàng - vốn không mang lại lợi suất.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng trước, với sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, Signature Bank và Credit Suisse - một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu - cho thấy áp lực trong nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu hình thành và "những chiếc đinh tán đang bắt đầu bung ra".
Theo Reuters, hạn chế đà giảm của vàng, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong một năm sau khi dữ liệu tuần này cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng ít hơn dự kiến và làm tăng hy vọng về việc Fed tạm dừng thắt chặt tiền tệ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, ông James Robertson, nhà phân tích tại Grant's Interest Rate Observer nói rằng, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách tiền mạnh đang tạo ra nhiều biến động trên thị trường tài chính và vàng vẫn là một mặt hàng hấp dẫn.
Theo dữ liệu của CME Group - sàn giao dịch có trụ sở tại Chicago, các thị trường dự báo khả năng Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản là 78%. Vàng thường nhạy cảm với lãi suất bởi lãi suất thấp làm giảm chi phí cơ hội việc nắm giữ vàng - vốn không mang lại lợi suất.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng trước, với sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, Signature Bank và Credit Suisse - một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu - cho thấy áp lực trong nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu hình thành. Vị chuyên gia này nhấn mạnh: Tình trạng rối loạn trên thị trường tiền tệ mà thế giới vừa chứng kiến còn lâu mới kết thúc. Hiện tại, chúng ta chỉ đang chờ xem nó sẽ lan rộng như thế nào. Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng, kim loại quý này vẫn giữ mức hỗ trợ trên 2.000 USD/ounce. Vàng có khả năng tăng cao hơn khi các nhà đầu tư bán lẻ phương Tây mới bắt đầu quay trở lại thị trường.
Chuyên gia kinh tế Robert Minter nhận định cũng nhận định, không chỉ nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đang tìm cách trú ẩn tài sản vào vàng để hạn chế rủi ro từ sự bất ổn của thị trường tài chính, ngay cả các ngân hàng trung ương cũng có nhu cầu lớn với vàng. Trong 2 tháng đầu năm, các ngân hàng trung ương đã mua 125 tấn vàng - mức khởi đầu một năm mạnh nhất trong hơn một thập kỷ. Nhu cầu của ngân hàng trung ương đang tạo ra đà tăng vững chắc của vàng.

Nguồn: Vinanet/VITIC