Giá vàng trong nước giảm
Vào thời điểm lúc 14h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 37,01 triệu đồng/lượng - bán ra 37,23 triệu đồng/lượng (giảm 40.000 đ/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua ở cả chiều mua vào và bán ra).
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 37,04 triệu đồng/lượng - bán ra 37,14 triệu đồng/lượng (giảm 60.000 đ/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 37,05 triệu đồng/lượng - bán ra 37,15 triệu đồng/lượng (tăng 10.000 đ/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra).
Giá vàng SJC niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu mua vào 37,05 triệu đồng/lượng - bán ra 37,13 triệu đồng/lượng (tăng 10.000 đ/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra).
Giá vàng thế giới giảm
Giá vàng thế giới trên sàn Kitco lúc 14h giao dịch ở mức 1.325,5 USD/ounce (giảm 1,3 USD/ounce so với trưa hôm qua)
Giá vàng giảm mạnh từ phiên giao dịch đầu giờ chiều thứ hai, do sự điều chỉnh và chốt lãi từ mức tăng gần đây. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 giảm 15,2 USD/ounce xuống còn 1330,5 USD/ounce.
Trong phiên giao dịch thứ Hai tại thị trường châu Á, giá vàng đảo chiều giảm sâu khi thị trường chứng khoán tăng với dữ liệu mạnh mẽ của Trung Quốc và thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico.
Chỉ số chứng khoán châu Âu và châu Á chủ yếu cao hơn. Các chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ cao hơn và đã đạt được mức tăng mạnh trong tuần qua. Đây là yếu tố không tích cực cho tài sản kim loại cạnh tranh.
Tuy vậy, tâm lý các nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn sau khi Hoa Kỳ và Mexico đã đạt được thỏa thuận về nhập cư mà tránh thuế quan thương mại của Hoa Kỳ đối với nước láng giềng phía nam vào cuối ngày thứ Sáu.
Tuy nhiên, tiến bộ trên mặt trận chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn khó nắm bắt được rõ rệt trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến gần hơn đến bất kỳ thỏa thuận nào về các vấn đề thương mại mặc dù các cuộc thảo luận đang diễn ra. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến thương mại với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng này tại Nhật Bản trong cuộc họp G-20.
Nhân tố thúc đẩy lớn nhất của thị trường kim loại quí là căng thẳng thương mại kéo dài. Đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ, dấu hiệu của một mối quan hệ tốt đẹp dường như không dễ dàng để đạt được.
Chỉ số đô la Mỹ cao hơn trong đợt phục hồi điều chỉnh từ áp lực giảm giá tuần trước. Tổng thặng dư thương mại trong tháng 5 của Trung Quốc cao hơn đáng kể so với dự kiến mặc dù vẫn có sự lo ngại về tranh chấp thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra, dữ liệu chính thức cho thấy vào sáng 10/6/2019 (thực tế: 41,65 tỷ USD; dự đoán: 20,5 tỷ USD; kì trước: 13,84 tỷ USD).
Mặc dù vàng giảm, một số nhà phân tích vẫn tin rằng vàng có thể chạm mốc 1400 USD/ounce trong năm nay khi các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro. Rhona O’Connell, người đứng đầu mảng phân tích thị trường cho EMEA và khu vực châu Á tại INTL FCStone Inc, cho biết trong một báo cáo của Bloomberg rằng: Hiện tại, tất cả các loại tài sản chi phối đều có một dấu hỏi, thường là khi vàng xuất hiện”. Có rất nhiều yếu tố rủi ro trong triển vọng của các nền kinh tế thế giới, vì vậy, vẫn còn một mức độ rủi ro địa chính trị, tiền tệ có vẻ không ổn định, và thực tế là thị trường đang xem xét sự suy thoái kinh tế, thị trường chứng khoán rõ ràng đang bị đe dọa.
Dù xu hướng tăng giá vẫn đang chiếm ưu thế nhưng vàng đang chịu nhiều áp lực. Mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo đang đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức 1.310 USD. Ngược lại, mức kháng cự đầu tiên là 1,350 USD, sau đó là mức cao nhất tuần qua 1.341,7 USD/ounce.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet