Theo cập nhật từ Worldometers, tính đến 7h sáng nay, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 80.739 trường hợp nhiễm COVID-19 và 3.120 ca tử vong. So với cùng thời điểm sáng hôm qua, quốc gia này có thêm 36 ca nhiễm mới và 22 ca tử vong.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang thuyên giảm đáng kể, chính quyền tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) hôm qua đã cho mở cửa trở lại 144 trường trung học phổ thông sau 6 tháng đóng cửa.
Cùng ngày, TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã cho đóng cửa thêm một bệnh viện dã chiến do số bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thành phố này tiếp tục giảm xuống.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại ổ dịch từng lớn thứ 2 trên thế giới đang có những dấu hiệu tích cực khi tốc độ lây nhiễm mới đã chậm lại.
Cụ thể, tại Hàn Quốc, tính đến sáng nay ghi nhận tổng cộng 7.478 trường hợp nhiễm COVID-19 và 53 người tử vong; tăng lần lượt 165 (mức tăng thấp nhất kể từ ngày 26/2) và 3 trường hợp so với một ngày trước đó.
Đến nay, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh và áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ đối với người đến từ Hàn Quốc.
Trong khi đó, tại Italy, số ca nhiễm mới tăng vọt trong 24 giờ qua, khi nước này ghi nhận thêm 1.797 trường hợp, nâng tổng số người nhiễm tại nước này lên 9.172. trường hợp
Italy cũng là quốc gia có số người chết do COVID-19 cao thứ hai thế giới với 463 trường hợp, tăng 97 ca so với một ngày trước đó. Đây là mức tăng mạnh nhất tính theo ngày kể từ khi dịch bùng phát ở Ý hồi tháng trước. Số ca nhiễm cũng tăng kỷ lục từ 5.883 ca lên 7.375 ca (tăng 1.500 ca, tương đương 25%).
Nguồn: Tuổi trẻ online
Đến nay 622 bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn, so với 589 ca bình phục trong ngày 7-3. Khoảng 650 ca đang được chăm sóc đặc biệt, tăng so với con số 567 ca một ngày trước đó.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ký một sắc lệnh đặc biệt với yêu cầu phong tỏa vùng Lombardy và 14 tỉnh khác cho đến ngày 3-4 để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Lệnh phong tỏa ảnh hưởng khoảng 16 triệu người.
Tại Iran, quốc gia Trung Đông này ghi nhận thêm 595 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng số người nhiễm tại nước này lên 7.161 và thêm 43ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại nước này hiện là 237.
Đài CNN dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn ISNA của Iran cho biết ông Esmaeel Najjar, người đứng đầu Cơ quan xử lý khủng hoảng Iran, đã bị COVID-19. Cũng theo ISNA, ông Esmaeel Najjar đã được ra viện và tự cách ly y tế tại nhà.
Tháng trước, Thứ trưởng y tế Iran cũng đã nhiễm virus corona, chỉ một ngày sau khi ông xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia để cảnh báo với cộng đồng về dịch bệnh COVID-19.
Số liệu được Bộ Y tế Iran công bố chiều 9-3 cho biết trong vòng 24 tiếng qua đã có thêm 43 ca tử vong và 595 ca nhiễm COVID-19 mới tại Iran, nâng tổng số người chết tại nước này lên 237 và tổng số ca nhiễm là 7.161 người.
Tại Đức, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Viện Robert Koch hôm nay 9/3 cho biết Đức có thêm 210 ca nhiễm virus corona chủng mới, đưa tổng số ca bệnh COVID-19 của Đức tăng lên 1.112 ca.
Địa phương tập trung nhiều ca bệnh nhất ở Đức là bang North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất của Đức, với 484 ca.
Tại Pháp, Tính đến 8/3, Bộ Y tế nước này cho biết đã có thêm 2 trường hợp tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 và 230 trường hợp nhiễm mới. Như vậy, tính đến thời điểm này, Pháp ghi nhận tổng cộng 9 ca tử vong và 653 ca nhiễm Covid-19.
Điều đáng ngại là toàn bộ 13 vùng tại Pháp đều đã có dịch. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã phải thừa nhận rằng đà lây lan của dịch bệnh đang trong chiều hướng “không thể cưỡng nổi”.
Cho đến nay, nước Pháp vẫn áp dụng các biện pháp trong giai đoạn 2 của kế hoạch chống dịch. Theo giới chuyên gia, bệnh dịch sẽ tiếp tục lây lan và nước Pháp khó tránh khỏi khả năng phải chuyển sang giai đoạn 3, tức là khi dịch lên đến đỉnh điểm.
Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc - hiện ghi nhận 40 ca bệnh COVID-19.
Giới chức Ấn Độ hôm nay 9/3 thông báo nước này sẽ cấm mọi du thuyền nước ngoài cập cảng để phòng ngừa dịch COVID-19. Lệnh này có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài tới 31-3-2020.
Các du thuyền được coi như những "ổ dịch" tiềm ẩn sau khi du thuyền Diamond Princess đậu ngoài khơi biển Nhật Bản tháng trước đã có hơn 700 ca bệnh và 6 ca tử vong vì COVID-19. Một du thuyền khác "chị em" với Diamond Princess là du thuyền Grand Princess ngoài khơi bờ biển California cũng đã ghi nhận 21 ca COVID-19 trong tổng số 3.500 người trên tàu.
Hai trường học tại thành phố Sydney, Úc đã đóng cửa ngày 9/3 sau khi 3 học sinh ở hai trường học có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó vài ngày, một trường học khác ở Sydney cũng có ca học sinh nhiễm bệnh và phải đóng cửa đến nay.Đến nay Úc có hơn 80 người nhiễm với 3 ca tử vong.
Tại Mỹ, ngày 9/3 các bang Iowa và Louisiana đã xác nhận những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này hiện đã lên tới 624 người, trong đó có 22 ca tử vong, và ảnh hưởng tới khoảng 30 tiểu bang. Theo CNN, Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams đã trấn an người dân Mỹ khi cho biết độ tuổi trung bình các ca tử vong tại nước này là 80. Ông Adamsc cho hay, những người trong độ tuổi trên 60 dễ lây nhiễm và nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm SARS-CoV-2, trong khi trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi dễ tử vong vì cúm hơn COVID-19. Theo cập nhật mới nhất, một nhân viên làm việc cho NASA đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Canada ghi nhận ca tử vong đầu tiên. Chính phủ Canada cho biết sẽ điều máy bay để đưa công dân Canada có mặt trên tàu Grand Princess ngoài khơi California (Mỹ) về nước. Những người này sẽ được cách ly 14 ngày tại căn cứ quân sự ở Trenton thuộc tỉnh Ontario.
Tàu Grand Princess có 21/3.500 người dương tính với COVID-19. Hiện đang có 237 công dân Canada trên tàu.
Nhiều đại sứ quán hôm nay 9/3 đã đóng cửa tại Bình Nhưỡng sau khi đưa các nhà ngoại giao sơ tán khỏi Triều Tiên để phòng lây nhiễm virus corona chủng mới. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng cho biết ngày 9-3, Đức, Pháp và Thụy Sĩ đã đóng cửa đại sứ quán tại Triều Tiên và rút phái đoàn ngoại giao về nước.
Theo hãng tin AFP, cho tới nay Triều Tiên vẫn chưa xác nhận ca bệnh COVID-19 nào, nhưng vẫn đã triển khai áp dụng các quy định hạn chế, cách ly y tế nghiêm ngặt. Triều Tiên cũng đã đóng cửa biên giới và phong tỏa hàng ngàn cư dân để phòng dịch.
Việt Nam xuất hiện ca nhiễm COVID-19 thứ 31
Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến 22h ngày 9/3, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 31 người dương tính với COVID-19, trong đó 16 người đã được chữa khỏi; 210 người nghi nhiễm đang được cách li và theo dõi y tế; 20.075 người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch được theo dõi sức khỏe.
Số ca nhiễm ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
1 phụ nữ, 26 tuổi (Hà Nội) đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội vào ngày 2/3/2020 ( BN17).
1 nam giới, 27 tuổi, quê Thái Bình đến Daegu (Hàn Quốc) và trở về Việt Nam ngày 4/3/2020 (BN18).
2 người tiếp xúc gần với bệnh nhân BN17 đã xác định nhiễm COVID-19 ngày 6/3 (BN19, BN20).
1 nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với BN17 (BN21).
10 người là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay với bệnh nhân BN17 từ Anh về Việt Nam, cụ thể: BN22: 60 tuổi, quốc tịch Anh; BN23: 66 tuổi, quốc tịch Anh; BN24: 58 tuổi, quốc tịch Mexico; BN25: 70 tuổi, quốc tịch Anh; BN26: 50 tuổi, quốc tịch Ireland; BN27: 67 tuổi, quốc tịch Anh; BN28: 74 tuổi, quốc tịch Anh; BN29: 58 tuổi, quốc tịch Anh; BN30: 66 tuổi, quốc tịch Anh; BN31: 49 tuổi, quốc tịch Anh.
Trước đó, chiều 9/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 của thành phố Hà Nội, đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết, hôm nay (10/3) sẽ tổ chức đưa 1.893 người từ khu cách li tập trung trở về nhà do những người này đã hết hạn cách li.
Ngoài ra, 28 người Hàn Quốc đã hết hạn cách li cũng sẽ được làm thủ tục để trở về nước trong đợt này.
Nguồn: Tuổi trẻ online
Công tác phòng chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19 của Ngành Công Thương
Đảm bảo phân phối nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, người dân không nên tích trữ thực phẩm
Trong kỳ báo cáo ngày 09/3/2020, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 51 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế. Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 09/03/2020, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, giám sát 5.918 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 1.845.130.000 đồng.
Ngoài ra, lực lượng QLTT tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng… Bên cạnh đó, cũng chủ động tuyên truyền để người dân an tâm, không nên quá hoang mang, lo lắng và hạn chế mua hàng tích trữ.
Sau khi lực lượng QLTT thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và công văn hỏa tốc số 430 của Tổng cục QLTT ngày 07/3/2020 có hiệu lực thì từ ngày 08/03, tại các siêu thị, cửa hàng đã nhập bổ sung và cam kết cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhân dân, không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý trên địa bàn và hiện tượng người dân mua thực phẩm tích trữ đã giảm rõ rệt, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. (thông tin chi tiết)