Tính đến 9h sáng ngày 16/3 (giờ Hà Nội), tổng số ca nhiễm
COVID-19 chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tăng lên hơn 169.334 người, trong đó, số người chết tăng lên 6.500 ca và 76.618 ca khỏi bệnh.
Sáng 16/3, Italy ghi nhận thêm 368 ca tử vong vì COVID-19. Con số tăng cao so với ngày hôm trước và là ngày có nhiều ca tử vong nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Italy. Tổng cộng 24.747 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 1.809 người tử vong.
Italy vẫn đang triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, như đình chỉ các chuyến tàu đêm trong nước kể từ ngày 14/3; việc đi lại bằng đường bộ hoặc đường hàng không, đường biển đều hạn chế.
|
Nguồn: Tuổi trẻ |
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định chính phủ ưu tiên đảm bảo an toàn sức khỏe cho các y, bác sĩ và các nhân viên y tế, những người đang ở tuyến đầu gánh vác sứ mạng cứu sống bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp.
Ngày 15/3,
Tây Ban Nha cho biết, số ca nhiễm
COVID-19 trong 24 giờ qua tại nước này đã tăng hơn 30%, khoảng 2.000 ca lên 7.753 trường hợp, trong khi số ca tử vong tăng hơn 100 trường hợp lên 228 người. Tây Ban Nha hiện là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 bởi dịch
COVID-19 sau Italy.
Cũng trong ngày 15/3, nhà chức trách y tế Anh thông báo, trong 24h qua, số người tử vong do COVID-19 tăng thêm 21 người, nâng tổng số trường hợp tử vong lên thành 35 người, trong khi số người được chẩn đoán nhiễm virus này tăng 20% lên 1.372 người. Tổng số người được xét nghiệm y tế tại Anh là 40.279 người.
Cho đến nay, Chính phủ Anh vẫn chưa áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ như các nước châu Âu khác, bất chấp dịch COVID-19 đang lan rộng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock khẳng định, London sẽ công bố các biện pháp khẩn cấp trong ngày 17/3, dự kiến gồm lệnh cấm tụ tập đông người.
Tại Mỹ, Theo thống kê của các cơ quan Chính phủ Mỹ, tính tới nay, Mỹ có hơn 3.000 ca nhiễm COVID-19, trong đó Washington có 16 ca.
Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser đã công bố một loạt hạn chế mới đối với các quán bar và nhà hàng cũng như ngừng hoạt động của các hộp đêm trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh chóng.
Cùng với thủ đô Washington DC, một loạt thành phố và bang của Mỹ, như New York, San Francisco, bang Washington cũng thông báo cấm các cuộc tụ họp và tổ chức các sự kiện có đông người tham gia.
Tại Đức, hiện các trường học ở 16 bang của Đức và đa số quán bar, nhà hàng, vũ trường và các cơ sở công đều đã bị đóng cửa. Tính đến 15h ngày 15/3 (giờ Đức), trên cả nước Đức đã ghi nhận 5.426 ca nhiễm COVID-19 , với 11 ca tử vong.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhất trí đóng cửa biên giới với 3 nước phía Tây Nam là Áo, Pháp và Thụy Sỹ bắt đầu từ 8h sáng ngày 16/3 trong nỗ lực hạn chế tình trạng lây nhiễm COVID-19 khi số ca lây nhiễm liên tục tăng theo cấp số nhân.
Ở Trung Đông, tình hình dịch bệnh tại Iran vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 14/3, số liệu từ Bộ Y tế nước này cho thấy trong 24 giờ qua, số ca tử vong vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đã tăng thêm 97 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 611 trong khi số người nhiễm virus COVID-19 đã tăng thêm 1.365 người, nâng tổng số ca nhiễm virus trên cả nước lên 12.729 người. Giới chức Iran cũng lo ngại số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Đáng chú ý, dịch bệnh có dấu hiệu lan nhanh dần tại châu Phi khi các quốc gia như Eswatini, Mauritania, Namibia và Rwanda lần lượt thông báo các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong ngày 14/3. Như vậy tới nay đã có 19 quốc gia châu Phi xác nhận sự xuất hiện của COVID-19 .
Hàn Quốc công bố thêm 74 ca nhiễm COVID-19 trong ngày 16/3 (ít hơn ngày trước đó 2 ca), đưa tổng số ca nhiễm lên 8.236. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cũng thông báo thêm 303 bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục và được xuất viện, nâng tổng số người khỏi bệnh lên 1.137.
Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới của Hàn Quốc đang có xu hướng giảm. Số liệu mới nhất thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm 909 ca nhiễm được ghi nhận trong ngày 29/2.
Trung Quốc tính đến hết ngày 15/3 ghi nhận 16 ca mắc bệnh COVID-19 mới, giảm 5 ca so với ngày hôm trước. Trong đó, tỉnh Hồ Bắc có 4 ca nhiễm mới.
Cũng trong ngày 15/3, Trung Quốc có 14 ca tử vong (tăng 5 ca so với ngày hôm trước). Cho đến nay, tổng số ca tử vong ở riêng tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm dịch COVID-19 ở Trung Quốc là 3.099, ở cả Trung Quốc là 3.213 người. Tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc là 80.860 trường hợp với hàng chục ngàn người hồi phục và xuất viện.
Việt Nam ghi nhận 57 ca dương tính với COVID-19, trong đó,16 bệnh nhân đã khỏi, 41 bệnh nhân mới ghi nhận đến sáng hôm nay ( 16/3). Trong các bệnh nhân mới, trừ một ca về từ Hàn Quốc, các ca còn lại đều từ châu Âu và Mỹ.
Cơ quan chức năng trưa 15/3 kêu gọi hành khách đi 3 chuyến bay có mặt "bệnh nhân 54" và người tiếp xúc gần khẩn trương liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.
Các địa phương có số người mắc Covid-19 tính đến ngày 15-3 như sau: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (08); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01); Hà Nội (09); Ninh Bình (01); Quảng Ninh (05); Lào Cai (02); Đà Nẵng (03); Huế (02); Quảng Nam (02); Bình Thuận (09).
Từ hôm nay người dân cả nước phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Các tụ điểm giải trí tại TPHCM phải đóng cửa đến hết ngày 31/3.
Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về việc triển khai hiệu quả các biện pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường trong mùa dich Covid-19
Ngày 12 tháng 3 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Thư ngỏ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Tinh thần chung của Bộ Công Thương ngay từ những ngày đầu khi dịch bệnh khởi phát tới nay là luôn bám sát diễn biến của dịch bệnh và tình hình thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có chỉ đạo xử lý, bảo đảm 2 mục tiêu: Tham gia phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ đã tiến hành rà soát, đánh giá tình hình, xây dựng kịch bản ứng phó và ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch hành động và thường xuyên có chỉ đạo để xử lý ngay những vấn đề phát sinh.
Để triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường theo đúng tinh thần Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ban hành chỉ thị số 06 về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diến biến mới của dịch bệnh COVID-19.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông thủy sản Việt Nam
Trong cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ vào chiều ngày 13/3/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Lộc Tâm Xã đã đi sâu thảo luận các biện pháp tăng cường công tác phối hợp tháo gỡ, khắc phục khó khăn và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19
đối với quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc nói chung, các địa phương của Việt Nam với Quảng Tây nói riêng.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất với phía Quảng Tây trước mắt có phương án bổ sung nhân lực, nâng cao hiệu suất và tốc độ thông quan hàng hóa và linh hoạt cho phép phương tiện của Trung Quốc sang khu cách ly tại cửa khẩu Việt Nam để nhận hàng trong thời gian dịch bệnh, nhằm tận dụng nguồn lao động của Việt Nam, để giảm tác động của việc thiếu nhân lực vận tải bốc dỡ hàng hóa tại cửa khẩu.
Trong buổi điện đàm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh lại vai trò của Quảng Tây đặc thù về vị trí địa lý, là cửa ngõ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Bộ trưởng đề nghị Chính quyền Quảng Tây trao đổi, đề nghị các cơ quan liên quan Trung Quốc có các biện pháp tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông thủy sản Việt Nam.