Diễn biến mới nhất dịch COVID-19 tính đến sáng ngày 19/3Tính tới 6h sáng 19/3, thế giới ghi nhận 218.557 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 8.940 ca tử vong, trong đó số ca nhiễm virus và tử vong tăng vọt ở nhiều nước châu Âu.
Nguồn: Tuổi trẻ
Tính đến 6h ngày 19/3 (theo giờ Việt Nam), số ca mắc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục là 137.259, trong đó Italy ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất với 35.713 ca, tiếp đến là Iran (17.361 ca) và Tây Ban Nha (14.769 ca).
Dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 8.973 người trên thế giới. Italy là nước có số ca tử vong cao nhất ngoài Trung Quốc đại lục (2.987 ca), tiếp theo là Iran (1.135 ca) và Tây Ban Nha (638 ca).
Tại Italy, tính tới 6h ngày 19/3, Italy ghi nhận thêm 4.207 ca nhiễm SARS-CoV-2, số ca nhiễm tăng cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 35.713 trường hợp. Số ca tử vong do COVID-19 tăng lên 2.978 trường hợp (tăng 475 ca).
Virus SARS-CoV-2 đang lan rộng khắp Thụy Sĩ. Nước này đã ghi nhận trên 3.115 trường hợp dương tính với 33 ca tử vong trên cả nước tính đến sáng 19/3. Chính quyền Thụy Sĩ khẳng định đảm bảo đủ kho dự trữ thực phẩm cho người tiêu dùng trong hơn 4 tháng để đối phó với COVID-19.
Tại Mỹ, ngày 18/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trị giá 104 tỷ USD nhằm hỗ trợ người dân đối phó với những tác động của dịch COVID-19. Trước đó, dự luật này cũng đã được Hạ viện thông qua ngày 16/3. Dự luật có các điều khoản chi trả bảo hiểm thất nghiệp, cho phép người lao động Mỹ được nghỉ phép hưởng lương trong tình huống khẩn cấp và được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 miễn phí. Ngoài ra, người lao động vẫn được chi trả tối đa 10 ngày nghỉ ốm.
Hiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên khắp các bang và vùng lãnh thổ của Mỹ, khiến chính quyền Tổng thống Trump phải đưa ra một loạt biện pháp đối phó mạnh mẽ như đóng cửa biên giới với Cananda, kích hoạt Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) trên toàn quốc và xem xét viện dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng nhằm tăng cường sản xuất những vật tư y tế thiếu hụt, nâng cao năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hay điều tàu Hải quân tới thành phố New York và bờ Tây để hỗ trợ các bệnh viện.
Mỹ có 9,235 ca nhiễm virus và 150 ca tử vong tính tới 6h ngày 19/3.
Trong 24 giờ qua Pháp đã ghi nhận thêm 89 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 và 1.404 ca mắc mới, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 264 người và số ca mắc lên 9.134 người. Ngoài ra, trong số 3.626 bệnh nhân phải nhập viện có 921 người trong tình trạng phải chăm sóc đặc biệt.
 Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết nước này sẽ hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và nghiên cứu triển khai các biện pháp khẩn cấp để làm chậm lại đà lây lan của đại dịch này
Các biện pháp khác có thể sẽ được chính phủ cân nhắc như tạo điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn, giúp đỡ những người gặp khó khăn khi vay thế chấp, tăng phúc lợi chăm sóc trẻ em và hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình có thu nhập thấp. Mọi người dân cũng sẽ được gia hạn thời gian để khai thu nhập đóng thuế.
Tính tới 6h ngày 19/3, Canada có 656 ca nhiễm virus và 9 ca tử vong vì COVID-19.
Tại Iran, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện tại Iran khi quốc gia này ghi nhận thêm 147 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp tử vong do mắc COVID-19 tại nước này lên 1.135 trường hợp. Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua của Iran là 1.192 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm tại nước CH Hồi giáo này lên 17.361 trường hợp. Dù chưa ban bố lệnh hạn chế đi lại, song giới chức Iran đã kêu gọi người dân ở nhà trong dịp kỳ nghỉ Năm mới dự kiến bắt đầu từ ngày 20/3 cho đến đầu tháng 4 tới.
Tại Singapore, số ca mắc COVID-19 tăng đột biến trong 24 giờ qua với 47 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc đảo này lên 313 ca. Trong số 47 ca nhiễm mới, có 33 ca nhiễm từ nước ngoài, 9 ca liên quan tới các ca nhiễm trước và 5 ca nhiễm mới chưa rõ nguồn gốc lây nhiễm.
Trước tình hình số ca nhiễm tiếp tục tăng cao trong 10 ngày qua, chủ yếu là các ca lây bệnh từ nước ngoài trở về, Bộ Y tế Singapore khuyến cáo tất cả các công dân Singapore dừng ngay các chuyến đi ra nước ngoài nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.
Thành phố Vũ Hán, tâm dịch COVID-19 của Trung Quốc, lần đầu tiên báo cáo không có ca nhiễm mới COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra, trong khi các trường hợp nhiễm mới từ nước ngoài về gia tăng ở thủ đô Bắc Kinh.
Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 34 trường hợp nhiễm mới COVID-19 được xác nhận ngày 1/.3, nhiều hơn gấp đôi so với 13 ca nhiễm COVID-19 một ngày trước đó.
Tại Nhật Bản, tỉnh Hokkaido - nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 với 154 ca nhiễm, tuyên bố sẽ bỏ tình trạng khẩn cấp. Lãnh đạo tỉnh cho biết tình hình dịch tại đây đã phần nào được kiểm soát với không có ca mới nào được ghi nhận trong ngày 18/3, song vẫn yêu cầu người dân ở nhà vào cuối tuần.
Hãng tin Kyodo News dẫn các nguồn tin cho biết chính phủ Nhật đang cân nhắc phát tiền cho người dân, có thể hơn mức 100 USD/người, để thúc đẩy chi tiêu trong mùa dịch.
Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Tính đến 6h00 ngày 19/3, Việt Nam có 76 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn
- 01 phụ nữ, 26 tuổi, tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội ngày 2/3/2020 (Bệnh nhân 17-BN17).
- 01 nam giới, 27 tuổi, quê Thái Bình đến Daegu (Hàn Quốc) và trở về Việt Nam ngày 4/3/2020 (BN18).
- 02 người tiếp xúc gần với BN17 đã xác định nhiễm COVID-19 ngày 6/3 (BN19, BN20).
-01 nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với BN17 (BN21).
- 10 người là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay với BN17 từ Anh về Việt Nam (từ BN22 đến BN31).
- 01 phụ nữ 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có tiếp xúc với BN17 ngày 27/2 tại Anh, đã trở về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN32).
- 01 bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Anh, cùng đi trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam (BN33).
- 01 phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Qatar và sáng ngày 02/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam (BN34).
- 01 bệnh nhân nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngày 04/3/2020 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh sau này xác định là BN22 và BN23. (BN35).
- 03 người ở Bình Thuận có tiếp xúc gần với BN34 đã được xác định mắc COVID-19 ngày 10/3/2020 (BN36, BN37, BN38).
- 01 nam giới 25 tuổi, là hướng dẫn viên du lịch cư trú tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), có tiếp xúc với BN24 khi dẫn đoàn khách nước ngoài đi du lịch tại tỉnh Ninh Bình (BN39).
- 03 người gồm bé gái 2 tuổi, nam giới 59 tuổi và nam giới 28 tuổi quê ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với BN34 (BN40, BN41, BN42).
- 01 nữ giới 47 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, Bình Thuận tiếp xúc gần với BN38 (con dâu của BN34) (BN43).
- 01 nam thiếu niên 13 tuổi, quê quán huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, tiếp xúc gần với BN37 (nhân viên của BN34) (BN44).
- 01 nam giới trú quán tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh có tiếp xúc gần với BN34 ngày 4/3/2020 (BN45).
- 01 người phụ nữ, 30 tuổi tại Hà Nội, là tiếp viên hàng không trên chuyến bay London (Anh) về Hà Nội ngày 9/3/2020 (BN46).
- 01 phụ nữ, 43 tuổi tại Hà Nội, là giúp việc trong toà nhà của BN17, có tiếp xúc gần với BN17 (BN47).
- 01 nam giới 31 tuổi, trú quán tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, ngồi chung xe ô tô với BN45 và cùng đi tiếp xúc với BN34 (BN48).
- 01 nam giới 71 tuổi quốc tịch Anh, đi trên chuyến bay VN0054 từ London tới Hà Nội ngày 2/3/2020, là chồng của BN30 (BN49).
- 01 phụ nữ 24 tuổi tại Hạ Long (Quảng Ninh), là hành khách trên chuyến bay từ London (Anh) về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN50).
- 01 nam giới, 50 tuổi tại Hà Nội từ Paris về Việt Nam ngày 10/3/2020 (BN51).
- 01 phụ nữ 22 tuổi tại Hà Nội, là du học sinh ở Châu Âu đi qua nhiều nước, về Nội Bài trên chuyến bay QR968 ngày 13/3/2020 (BN52).
- 01 nam giới 53 tuổi, quốc tịch Cộng hoà Czech, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10/3 từ chuyến bay QR970 có quá cảnh tại sân bay Doha (Qatar) (BN53).
- 01 nam giới, sinh năm 1987, quốc tịch Latvia, từ Tây Ban Nha nhập cảnh TP.HCM ngày 8/3/2020 cùng vợ trên chuyến bay TK162 (BN54).
- 01 nam giới, 35 tuổi, quốc tịch Đức. Bệnh nhân là hành khách trên chuyến bay VN0018 từ Pháp về Nội Bài sáng ngày 14/03/2020 (BN 55).
- 01 nam giới , 30 tuổi, quốc tịch Anh. Bệnh nhân hành khách trên chuyến bay từ Anh về Nội Bài lúc 05:30 sáng ngày 09/03/2020 (BN 56).
- 01 nam giới, 66 tuổi, quốc tịch Anh, bay tới Hà Nội từ London trên chuyến bay VN0054 ngày 9/3/2020 (cùng chuyến bay với BN46 là tiếp viên của Vietnam Airlines) (BN 57).
- 01 nữ giới 26 tuổi, trú quán quận Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân là du học sinh tại Pháp, nhập cảnh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài ngày 15/3/2020 (BN58).
- 01 nữ giới, 30 tuổi, trú quán quận Long Biên, Hà Nội, là tiếp viên trên chuyến bay từ Vương Quốc Anh về Việt Nam ngày 02/3/2020 (BN59).
- 01 nam giới, 29 tuổi, quốc tịch Pháp là hành khách trên chuyến bay từ Pháp về Nội Bài ngày 09/03/2020 (BN60).
-01 nam giới 42 tuổi, trú quán huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận từ Malaysia về sân bay Tân Sơn Nhất ngày 4/3/2020 trên chuyến bay VJ826 (BN61).
- 01 nam giới, 18 tuổi trú quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là du học sinh từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay Vietnam Airlines từ Anh về Việt Nam ngày 16/03/2020 (BN62).
- 01 nữ giới, 20 tuổi trú quận Cầu Giấy, Hà Nội, là du học sinh tại Anh nhập cảnh về Nội Bài ngày 15/03/2020 trên chuyến bay TG564 (BN63).
- 01 nữ giới, 36 tuổi, trú quận 8, TP.HCM đi cùng bạn trai từ Thuỵ Sỹ tới Dubai và về Việt Nam ngày 12/3/2020 trên chuyến bay EK392 từ Thuỵ Sỹ quá cảnh Dubai về Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (BN64).
- 01 nữ giới, 28 tuổi trú quận Gò Vấp, TP.HCM có tiếp xúc và làm việc cùng BN45, 48 vào các ngày 7/3 và 10/3 (BN65).
- 01 nữ giới, 21 tuổi, trú quận 7, TP.HCM. Ngày 14/3 bệnh nhân đi từ Mỹ ( Pennsylvania - Philadenphia) tới Toronto - Canada và quá cảnh ở Đài Loan, về tới Việt Nam ngày 16/3 trên chuyến bay BR 395 (BN66).
- BN67: nam, 36 tuổi trú quán huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, là người đi cùng BN61 đến Malaysia và về Việt Nam ngày 04/3/2020 trên chuyến bay VJ826.
- BN68: nam, 41 tuổi, quốc tịch Mỹ, lấy vợ người Việt Nam có địa chỉ tại TP. Đà Nẵng. Bệnh nhân đi từ Singapore đến TP Đà Nẵng trên chuyến bay MI 632 trưa ngày 14/3/2020.
- BN69: nam, 30 tuổi, quốc tịch Đức, tạm trú tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là du khách, nhập cảnh Nội Bài ngày 13/03/2020 trên chuyến bay SU290.
- BN70: nam, 19 tuổi, trú quán ở Thanh Xuân, Hà Nội, là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 16/03/2020 trên chuyến bay TK164.
- BN71: nữ, 19 tuổi, trú quán ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội Bài ngày 16/03/2020 trên chuyến bay TK164.
-BN72: nữ, 25 tuổi, quốc tịch Pháp, là hành khách trên chuyến bay từ Pháp về Nội Bài ngày 09/03/2020.
-BN73: nam, 11 tuổi ở Huyện Thanh Miện, Hải Dương, về Việt Nam chuyến bay VN0054 ngày 09/03/2020.
-BN74: nam, 23 tuổi ở Lâm Thao, Phú Thọ trở về Việt Nam chuyến bay VN0018 ngày 16/03/2020.
-BN75: nữ, 40 tuổi, ở Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, từ Việt Nam sang London - Anh thăm người thân và về Việt Nam trên chuyến bay VN50 của hãng hàng không VietnamAirline.
-BN76: nam, 52 tuổi, quốc tịch Pháp, là hành khách trên chuyến bay TK162 nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 10/03/2020.
Số ca xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính: 14.874 trường hợp.

Bộ Công Thương chung tay ủng hộ phòng chống dịch COVID-19

Hưởng ứng phong trào toàn dân phòng chống dịch COVID-19 do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, chiều 18/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Công đoàn Bộ Công Thương phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức chương trình Lễ Phát động quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.

Đây là hoạt động tiếp theo nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Trái tim Công Thương” do Bộ Công Thương phát động, thể hiện tấm lòng tương thân tương ái, sẻ chia vì cộng đồng của các công chức, viên chức, người lao động ngành công thương.

                                         Nguồn: Cổng ThôngTin Điện tử BCT

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đây là hành động mang ý nghĩa nhân văn đúng với truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam và là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Công Thương đối với cộng đồng và người dân cả nước. Tuy số tiền không lớn nhưng đã thể hiện nhận thức và tình cảm sâu sắc của mỗi cá nhân chúng ta, chung tay hành động đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong hơn 2 tháng qua, toàn bộ hệ thống chính trị cũng như người dân đã chung tay đồng tâm, đồng sức tham gia chiến dịch phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở quy mô chưa từng có tiền lệ.
Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã khẩn trương vào cuộc từ rất sớm, Bộ đã ban hành nhiều Chỉ thị chỉ đạo (như Chỉ thị 04, 05 và 06/CT-BCT), chương trình hành động của Bộ Công Thương, tổ chức nhiều cuộc họp, chuyến đi thực tế để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 của ngành Công Thương.

Nguồn: VITIC tổng hợp