Bà Sarah Baker - Giám đốc nghiên cứu chiến lược tại Ban phát triển nông nghiệp và trồng trọt của Vương quốc Anh (AHDB) cho biết sẽ áp Hạn ngạch thuế quan (TRQ’s) đối với nhập khẩu thịt bò và thịt cừu.
Các mức hạn ngạch này được áp dụng cho 35.000 tấn thịt bò và 25.000 tấn thịt cừu và sẽ tăng đều đặn hàng năm trong vòng 10 năm để đạt 110.000 tấn thịt bò và 75.000 tấn thịt cừu vào năm thứ 10. Với những sản phẩm vượt quá số lượng trên thì phải chịu mức thuế Tối huệ quốc (MFN) của Vương quốc Anh.
Bà Baker cho biết, thịt lợn, thịt gia cầm và trứng không có trong Hiệp định FTA, điều này có nghĩa là xuất khẩu thịt lợn của Australia sang Vương quốc Anh sẽ bị áp thuế MFN. Australia là nước nhập khẩu ròng thịt lợn và Vương quốc Anh vẫn có thể xuất khẩu sang Australia miễn thuế như hiện nay.
Từ năm thứ 10 đến năm thứ 15, sẽ có các biện pháp bảo vệ dành riêng cho từng sản phẩm, do đó sẽ tăng nhập khẩu thịt bò được miễn thuế lên 170.000 tấn và thịt cừu lên 125.000 tấn vào năm thứ 15, và áp mức thuế 20% đối với bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào vượt quá mức số lượng này.
Bà Baker cho biết, liên quan đến quyền lợi động vật, lần đầu tiên một điều khoản không hồi quy đã được đưa vào Hiệp FTA của Vương quốc Anh, điều khoản này qui định rằng không bên nào có thể từ chối các tiêu chuẩn phúc lợi động vật hiện tại để giảm giá của đối tác. Thỏa thuận sẽ chưa có hiệu lực ngay, quá trình cần phải diễn ra trong khoảng thời gian ba tháng giám sát công khai của Ủy ban Thương mại và Nông nghiệp (TAC) và sau đó là quy trình giám sát của chính phủ và quốc hội, có nghĩa là nó khó có hiệu lực trước nửa cuối năm 2023. 

Nguồn: Vinanet/VITIC/thepigsite