Cuộc xung đột Nga – Ukraine làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do đẩy giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh và liên tục biến động, làm tổn thương cho người tiêu dùng và doanh nghiệp – vốn đã chật vật vì lạm phát.
Do đó, trong khi nhiều NHTW tập trung vào việc kiềm chế lạm phát, họ vẫn phải cảnh giác với những tác động tiêu cực từ cuộc xung đột.
Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về động thái của nhà hoạch định chính sách trên con đường thoát khỏi những kích thích đã áp dụng trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Cán cân thanh toán của các ngân hàng trung ương đang theo xu hướng thu hẹp dần.
1) Na Uy
Na Uy đã bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 9/2021 và tăng lãi suất cơ bản một lần nữa vào tháng 12/2021, lên 0,5%.
NHTW Na Uy (Nordea) dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào ngày 24 tháng 3. Nordea dự kiến sẽ có bốn lần tăng lãi suất trong năm nay.
2) New Zealand
Ngân hàng Dự trữ New Zealand tháng trước đã tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản lên 1% và dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm nữa trong chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng này cho rằng cần phải hành động mạnh mẽ hơn để kiểm soát lạm phát và còn quá sớm để đánh giá tác động, nếu có, của cuộc khủng hoảng ở Ukraine đối với chính sách - một lời nhắc nhở rằng NHTW nước này là một trong những quốc gia ‘hiếu chiến nhất’ về chính sách trong số các nước phát triển.
Các thị trường dự đoán NHTW New Zealand sẽ tăng lãi suất 0,5% trong tháng 4 và kỳ vọng lãi suất sẽ đạt 2,75% vào cuối năm. 
3) Vương quốc Anh
Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm (bps) lên 0,75%, là lần tăng thứ ba liên tiếp. Nhưng với việc nền kinh tế đang phải đối mặt với tác động từ giá năng lượng tăng cao, ngân hàng này đã giảm bớt thái độ về khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đồng bảng Anh giảm gần một cent so với đồng đô la và lợi suất trái phiếu chính phủ Anh giảm mạnh khi các nhà đầu tư cắt giảm đặt cược rằng BoE sẽ tăng lãi suất nhanh chóng trong năm nay.
4) Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hôm thứ Tư đã tăng lãi suất cơ bản thêm một phần tư lên mức 0,25% -0,5% và đưa ra kế hoạch sẽ tăng mạnh mẽ để thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, đang ở mức gần 8%.
Hầu hết các nhà hoạch định chính sách hiện nhận thấy lãi suất quỹ liên bang tăng lên trong khoảng 1,75% đến 2% vào cuối năm 2022, tương đương với mức tăng lãi suất một phần tư điểm phần trăm tại mỗi cuộc họp chính sách còn lại của Fed trong năm nay.
Các nhà phân tích coi tháng 5 là thời điểm phù hợp để bắt đầu nới lỏng định lượng.
5) Canada
Vào ngày 2 tháng 3, Ngân hàng Canada (BoC) đã tăng lãi suất cơ bản thêm ¼ điểm lên 0,5%, lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2018.
Sự không chắc chắn trên toàn cầu khó có thể lay chuyển ngân hàng này khỏi cuộc chiến kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 30 năm. Giám đốc BoC, Tiff Macklem, cho biết vẫn còn "khoảng trống đáng kể" để tăng lãi suất trong năm nay và không loại trừ mức tăng 50 bps.
6) Australia
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) tuần trước đã giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,1%, với lý do cuộc khủng hoảng Ukraine là một nguồn bất ổn mới.
Sau khi kết thúc kế hoạch mua trái phiếu vào tháng trước, RBA đã đẩy lùi kỳ vọng tăng lãi suất sớm. Lập trường ôn hòa của ngân hàng này càng được củng cố bởi cuộc chiến tranh, mặc dù nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn dự đoán.
7) Khu vực đồng euro
ECB có kế hoạch kết thúc mua tài sản trong quý 3 năm nay, đẩy nhanh việc thoát khỏi kích thích kinh tế bất thường, vì dự đoán lạm phát trung bình 5,1% vào năm 2022, cao hơn gấp đôi mục tiêu của họ.
Xung đột ở Nga được cho là sẽ có "tác động đáng kể" đến hoạt động kinh tế và ECB lưu ý rằng bất kỳ điều chỉnh lãi suất nào sẽ diễn ra "một thời gian" sau khi kết thúc mua tài sản. Động thái đó sẽ được thực hiện "dần dần", ECB cho biết.
Thị trường nhận định lãi suất của ECB vào cuối năm nay sẽ là 40 bps, tương đương 4 lần tăng lãi suất – mỗi lần 10 bps.
8) Thụy Điển
Lạm phát gia tăng có nghĩa là ngân hàng trung ương Thụy Điển có thể cần phải thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu, Thống đốc Stefan Ingves cho biết hôm thứ Tư.
Lạm phát tiêu trông tháng 2 lên tới 4,5%, còn nếu không bao tính giá năng lượng cũng lên đến 3,4% - mức cao nhất kể từ năm 1993.
Thụy Điển đã từng đưa ra quyết định sẽ chỉ tăng lãi suất vào cuối năm 2024, nhưng biên bản cuộc họp tháng 2 của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank) cho thấy một số nhà hoạch định chính sách không đồng tình với quan điểm này. Phó Thống đốc Riksbank, Anna Breman, nằm trong số những người muốn tăng lãi suất trong thời gian tới.
9) Nhật Bản
Trong khi giá hàng hóa tăng đột biến có thể đẩy lạm phát hướng tới mục tiêu 2% của NHTW Nhật Bản (BOJ) trong những tháng tới, Thống đốc Haruhiko Kuroda đã loại trừ việc thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào do chi phí nhiên liệu tăng cao.
Lập trường ôn hòa của BOJ đã khiến ngân hàng này trở nên ‘nổi bật" khi nhiều NHTW của các nền kinh tế đồng cấp đang tăng dần lãi suất.
10) Thụy Sỹ
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) vẫn ở cuối bảng do thái độ ôn hòa, cho rằng lập trường của mình là phù hợp ngay cả khi lạm phát chạm mức 2,2% vào tháng 2 -cao nhất kể từ năm 2008.
Dòng chảy tài sản tìm kiếm những nơi trú ẩn sự an toàn giữa cuộc xung đột ở Ukraine gây ra đã đẩy đồng franc Thụy Sĩ lên mức cao nhất so với đồng euro kể từ tháng 1 năm 2015, khi SNB loại bỏ quy định neo tỷ giá.
Trong khi sức mạnh của đồng franc giúp kiềm chế lạm phát, tốc độ di chuyển của đồng tiền này lại đang gây ra sự bất an và SNB vào thứ Hai (7/3) đã thực hiện một động thái can thiệp bằng lời nói hiếm hoi về đồng franc của mình. 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)