Đó là thông tin được đưa ra tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 12/10.
Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2015, hoạt động tái cơ cấu DNNN tiếp tục được thực hiện trên hai hướng: đấy mạnh cổ phàn hoá và đổi mới hệ thống quản trị DNNN. Trong năm 2015, các DN bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014.
The đó, kế hoạch năm 2015, cả nước còn phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 8 năm 2015 mới cổ phần hóa được 95/289 doanh nghiệp nhà nước, đạt 32,8% kế hoạch.
Vê thoái vốn ngoài ngành, trong 8 tháng đâu năm đã thoái vốn được khoảng 8,39 nghìn tỷ đồng, thu về khoảng 12,38 nghìn tỷ đồng, bằng 1,48 lần giá trị sổ sách.
Trong đó: lĩnh vực bất động sản là 2,69 nghìn tỷ đồng, thu về 3,18 nghìn tỷ đồng; lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, tài chính là gần 1,3 nghỉn tỷ đồng thu về 1,35 nghìn tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp khác là 4,4 nghìn tỷ đồng, thu về 7,86 nghìn tỷ đồng.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc các DN cổ phần hóa bắt buộc phải niêm yết trên thị trường đã tạo điêu kiện cho các nhà đầu tư sớm được giao dịch cổ phiếu sau cổ phần hóa, qua đó cũng góp phần tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của DN và tạo cơ hội cho các DN tập dượt về các chế độ như công bố thông tin, báo cáo tài chính,... trước khi lên sàn niêm yết.
Được biết, đến nay đã có 23 Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.
Theo An Ngọc
Trí thức trẻ