Xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng 3,2% trong tháng 12/2019 so với một năm trước, theo ước tính trung bình của 31 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát, cải thiện so với sụt giảm 1,3% trong tháng 11/2019 và đánh dấu sự phục hồi đầu tiên kể từ đợt tăng 3,3% trong tháng 7/2019.
Nhập khẩu dự báo tăng vọt 9,6% trong tháng 12/2019 so với cùng tháng một năm trước, tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 10/2018.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết sự đổi chiều này chủ yếu do mức cơ sở thấp và một hiệu ứng rõ ràng hơn của việc chất hàng xuất khẩu trong tháng trước.
Giá hàng hóa tăng cũng giúp tăng giá trị nhập khẩu. Nhập khẩu mạnh hơn cũng biểu thị sự phục hồi nhu cầu trong nước.
Tổng thể, tâm lý đã cải thiện trong tháng trước sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, dự kiến cắt giảm thuế và Trung Quốc tăng cường mua nông sản, năng lượng và hàng hóa sản xuất của Mỹ trong khi giải quyết một số tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sẽ thăm Washington vào ngày 13 - 15/1 để ký thỏa thuận tạm thời.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết những nguy cơ với những rắc rối và sự tái leo thang căng thẳng thương mại vẫn còn, bất chấp thỏa thuận sơ bộ.
Louis Kuijs, giám đốc kinh tế Châu Á tại Oxford Economics cho biết “trong bối cảnh căng thẳng gia tăng và sự ngờ vực giữa 2 quốc gia ở nhiều khía cạnh, nguy cơ quan hệ trở nên xấu đi một lần nữa và thuế quan trở lại là đáng kể”.
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có thể tiếp tục đối mặt với yếu tố ngược chiều mạnh trong bối cảnh thuế quan của Mỹ vẫn cao và nhu cầu phát triển chậm chạp.
Bấp chấp chuỗi tăng trưởng trong nền kinh tế này, Bắc Kinh miễn cưỡng thực hiện kích thích lớn do lo sợ nguy cơ tài chính tăng lên bởi mức nợ cao.
Trung Quốc thiết lập mục tiêu tăng trường thấp hơn khoảng 6% trong năm 2020, dựa vào sự gia tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng để tránh suy giảm mạnh hơn.
Tăng trưởng có thể giảm từ 6,8% trong năm 2017 xuống 6% trong quý 3/2019, chậm nhất kể từ đầu thập niên 1990.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC đã thông báo họ cắt giảm khối lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng. Đây là lần thứ 8 kể từ đầu năm 2018, PBOC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại.