Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 23.652 VND/USD (tăng 12 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 24.450 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 24.785 VND/USD (tăng 13 đồng so với cuối tuần qua).
Tỷ giá USD hôm nay giảm ở đa số ngân hàng. Ngân hàng Vietinbank giảm 10 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 23.260 – 23.630 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 110 đồng giá mua nhưng tăng 60 đồng giá bán lên mức 23.200 – 23.700 VND/USD. Ngân hàng VP Bank giảm 40 đồng giá mua nhưng tăng 10 đồng giá bán lên mức 23.315 – 23.615 VND/USD. Ngân hàng Đông Á không đổi cả giá mua và giá bán ở mức 23.270 – 23.620 VND/USD. Vietcombank giảm 10 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 23.260 – 23.630 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.200 – 23.440 VND/USD, còn bán ra ở mức 23.620 –23.700 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Đông Á có giá mua USD cao nhất và Ngân hàng VP Bank có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.400 đồng/USD (không đổi so với cuối tuần qua) và bán ra 23.450 đồng/USD (không đổi).
Tỷ giá USD ngày 15/5/2023
ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 15/5/2023 tại đa số ngân hàng Thương mại giảm

USD thế giới tăng nhẹ
USD Index hiện ở mức 102,63 theo ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,08% ở mức 1,0862. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,12% ở mức 1,2463. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,05% ở mức 135,81.
Theo Investing, đồng USD đã mở phiên tuần tăng giá kể từ sau khi ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trước đó tính từ tháng 2 trong bối cảnh các nhà đầu tư chuyển sang nơi trú ẩn an toàn sau khi dữ liệu tâm lý người tiêu dùng làm dấy lên mối lo ngại về trần nợ và chính sách tiền tệ của Mỹ.
Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan vào thứ 6 vừa qua cho thấy tâm lý người tiêu dùng tháng 5 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng do lo ngại rằng tranh chấp chính trị về việc tăng trần vay của chính phủ có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Kỳ vọng lạm phát dài hạn của người tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã báo hiệu vào tuần trước rằng họ có thể tạm dừng tăng lãi suất.
Karl Schamotta, giám đốc chiến lược thị trường của Corpay cho rằng sự khác biệt về lãi suất đang tiếp tục nghiêng về phía có lợi cho đồng bạc xanh. Cuộc khảo sát về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan đã cho thấy một bức tranh lạm phát đình trệ của nền kinh tế Mỹ, điều này có thể biện minh cho một đợt tăng lãi suất khác tại cuộc họp tháng 6 của Fed, nhưng chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm.
Dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế đang chậm lại đã thúc đẩy khả năng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6. Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ giảm xuống 4,9% so với cùng kỳ vào tháng 4, còn số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tăng nhiều hơn dự kiến. Nhưng thị trường lao động vẫn chặt chẽ với 1.6 cơ hội việc làm cho mỗi người thất nghiệp trong tháng 3, cao hơn nhiều so với mức 1-1.2 phù hợp với một thị trường không tạo ra quá nhiều lạm phát. Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết ngân hàng trung ương có thể sẽ cần tăng lãi suất hơn nữa nếu lạm phát vẫn ở mức cao.
Joe Manimbo, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Convera, lưu ý rằng lạm phát gia tăng ở Mỹ đã gây ra một số hoài nghi về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm của Fed và đồng USD vừa tăng đã đóng vai trò là bến đỗ an toàn trước những lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc yếu kém và sự biến động ở Phố Wall.
 

Nguồn: Vinanet/VTIC