Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.225bVND/USD (tăng 24 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.400 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tỷ giá USD hôm nay tại các ngân hàng tăng so với hôm qua, Vietcombank tăng 35 đồng cả hai chiều mua bán lên mức 23.270 – 23.580 VND/USD, VPbank cũng tăng 30 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.280 – 23.580 VND/USD. Ngân hàng Á Châu tăng 20 đồng giá mua và tăng 30 đồng giá bán so với hôm qua. Ngân hàng Sacombank tăng 210 đồng giá mua và tăng 290 đồng giá bán lên mức 23.320 – 23.550 VND/USD.
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.110 – 23.320 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.260 – 23.720 VND/USD. Trong đó, Đông Á có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SCB có giá bán USD thấp nhất.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.330 đồng/USD và bán ra 24.430 đồng/USD, giá mua tăng 80 đồng và giá bán tăng 130 đồng so với hôm qua.

 

Tỷ giá USD ngày 15/7/2022

                                                                                            ĐVT: đ/USD

 

Tỷ giá USD ngày 15/7/2022 đồng loạt tăng
USD lên mức cao nhất trong 24 năm
USD Index hiện ở mức 108,67 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam), như vậy đã tăng hơn 13% trong năm nay. Tỷ giá euro so với USD tăng 0,24% ở mức 1,0024. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,1% ở mức 1,1837. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,01% ở mức 138,96.
Theo Investing, đồng USD tiếp tục tăng không ngừng, lập đỉnh mới trong 24 năm so với đồng yen Nhật và đồng euro gần với mức ngang giá trong bối cảnh các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất để chống lại lạm phát tăng vọt.
Bất ổn kinh tế toàn cầu đã khiến thị trường tìm đến đồng USD như một nơi trú ẩn an toàn, khiến yen Nhật mất giá mạnh so với đồng bạc xanh, đẩy lên trên 139 lần đầu tiên kể từ năm 1998. Còn đồng euro đã dao động ngay trên mức tương đương với USD sau khi phá vỡ dưới mức quan trọng lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ trong phiên trước đó.
Đồng tiền chung khu vực châu Âu vẫn chịu áp lực lớn khi các dự báo kinh tế chính thức của khu vực đều giảm thấp và xung đột chính trị ở Ý xảy ra.
Các nhà phân tích tiền tệ cho rằng các dữ liệu kinh tế quan trọng như lạm phát “nóng” của Mỹ vào thứ 4 vừa qua và việc Ngân hàng Trung ương Canada tăng lãi suất 100 điểm cơ bản trong cùng ngày đã khiến thị trường đặt kỳ vọng lớn vào việc Fed sẽ thắt chặt chính sách nhanh hơn dự kiến.
Nhiều chuyên gia của MUFG cũng nhận định rằng diễn biến giá đã phản ánh mối lo ngại về việc Fed sẽ bóp nghẹt sự phục hồi của Mỹ bằng cách phản ứng mạnh mẽ hơn trong hành động chính sách để giảm thiểu rủi ro lạm phát tăng.
Thị trường đang kỳ vọng Fed có thể sẽ nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản khi họp vào ngày 26 và 27 tháng 7 tới còn việc tăng ít nhất 75 điểm cơ bản được coi là gần như chắc chắn.
Bên cạnh đó, đồng bảng Anh đã ghi nhận đà giảm do lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Anh bất chấp dữ liệu hôm thứ 4 vừa qua cho thấy sản xuất bất ngờ tăng trong tháng 5.

Nguồn: Vinanet/VITIC