Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.130 VND/USD (giảm 3 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.050 VND/USD (không đổi).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.450 đồng/USD và bán ra 23.520 đồng/USD, giá mua giảm 20 đồng nhưng giá bán không đổi so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 22/2/2022
                                                                                         ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 22/2/2022 đồng loạt giảm

Tỷ giá USD thế giới giảm nhẹ
USD Index giảm 0,06% xuống 95,963 ghi nhận lúc 06h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,02% xuống 1,1307. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,05% xuống 1,3592.
Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,16% xuống 114,56.
Theo Investing, tỷ giá USD đi xuống trong bối cảnh tâm lý đầu tư rủi ro nhận được sự hỗ trợ trước triển vọng diễn ra cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về tình hình căng thẳng ở biên giới Ukraine.
Tin tức về hội nghị thượng đỉnh tiềm năng đến từ văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã đề xuất ý tưởng với hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ. Nhà Trắng cho biết ông Biden đã chấp nhận cuộc họp với điều kiện cuộc xâm lược Ukraine không xảy ra, trong khi Điện Kremlin chưa đưa ra tuyên bố về vấn đề này.
Đồng bạc xanh là một trong những tiền tệ hưởng lợi chủ yếu trong tuần qua trước tình nguy cơ căng thẳng leo thang ở biên giới Ukraine sau khi Nga tăng cường quân đội và tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở nước láng giềng Belarus.
Đồng rup của Nga, vốn nhạy cảm với viễn cảnh chiến tranh, cũng đã mạnh lên khiến tỷ giá USD so với rup giảm 0,9% xuống mức 76,6073.
Theo các nhà phân tích từ Nordea, rủi ro địa chính trị đã thu hút sự chú ý và tạo ra những lo ngại trong các nhà đầu tư trên thế giới với việc cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Bên cạnh đó, những chuyên gia này cũng nhận định các quốc gia và công ty có liên kết chặt chẽ với Nga có thể phải đối mặt với các tác động tiêu cực.
Ở một diễn biến khác, thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày 21/2 để nghỉ lễ Ngày Tổng thống, nhưng kỳ vọng về các động thái mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm chống lại lạm phát tiêu dùng ở mức đỉnh 40 năm tiếp tục hỗ trợ đồng bạc xanh.
Vì vậy, chỉ số giá PCE, một thước đo lạm phát quan trọng của Fed, đang được theo dõi chặt chẽ. Dự kiến số liệu này được công bố vào ngày 25/2 và sẽ cho thấy mức tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 1, trong khi chỉ số cơ bản không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu sẽ tăng 5,2%. Trong khi đó, giá sản xuất của Đức đã tăng 2,2% trong tháng 1 và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được cho là một dấu hiệu chỉ ra áp lực lạm phát gia tăng, gây sức ép lên Ngân hàng Trung ương châu Âu trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC