Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.212 VND/USD (giảm 1 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.400 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Tỷ giá USD hôm nay tại đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục giảm so với hôm qua, Vietcombank giảm 10 đồng cả hai chiều mua bán xuống mức 23.240 – 23.550 VND/USD, VPBank cũng giảm 10 đồng cả giá mua và giá bán xuống mức 23.250 – 23.550 VND/USD. Ngân hàng Á Châu giảm 20 đồng giá mua và giảm 10 đồng giá bán xuống mức 23.280 – 23.710 VND/USD.
Vietinbank không đổi giá mua nhưng giảm 82 đồng giá bán xuống mức 23.248 – 23.548 VND/USD. Agribank tăng 10 đồng giá mua và giữ nguyên giá bán ở mức 23.270 – 23.550 VND/USD. Ngân hàng Sacombank giảm 2 đồng giá mua và giảm 11 đồng giá bán xuống mức 23.284 – 23.509 VND/USD. Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.110 – 23.310 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.260 – 23.780 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng Đông Á có giá mua USD cao nhất và ngân hàng SCB có giá bán USD thấp nhất.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 24.300 đồng/USD và bán ra 24.400 đồng/USD, giá mua tăng 80 đồng và giá bán tăng 100 đồng so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 22/7/2022
                                                                                             ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 22/7/2022 trên thị trường tự do tăng

USD tiếp tục suy yếu
USD Index hiện ở mức 106,75 theo ghi nhận lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,26% ở mức 1,0203. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,17% ở mức 1,1983. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,04% ở mức 137,40.
Theo Investing, đồng USD đã giảm xuống thấp hơn do đồng euro bật lên trong ngày hôm qua khi tâm lý rủi ro được thúc đẩy bởi việc nối lại dòng khí đốt của Nga đến Tây Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát lần đầu tiên kể từ năm 2011.
ECB đã tăng lãi suất tiền gửi chuẩn của mình lên 0%, "phá vỡ" dự kiến 25 điểm phần trăm trước đó. Tuy nhiên, đà phục hồi ban đầu của đồng euro đã chững lại sau khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ECB đang đẩy nhanh việc thoát khỏi lãi suất âm nhưng không thay đổi điểm lãi suất đích cuối cùng.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB cũng đồng ý hỗ trợ thêm cho các quốc gia mắc nợ nhiều hơn của khối tiền tệ chung, trong đó có Ý, với một kế hoạch mua trái phiếu mới nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí đi vay của họ và do đó hạn chế sự phân tán tài chính.
John Doyle, chuyên gia của Monex USA cho rằng diễn biến của đồng euro là một phản ứng không ngoài dự đoán vì động thái hôm nay đã thu hẹp một chút khoảng cách trong chính sách giữa ECB và Fed. Trong khi đó, Michael Brown, trưởng bộ phận phân tích thị trường của Caxton nhận định đà phục hồi của đồng euro có thể sẽ diễn ra trong thời gian ngắn do rủi ro suy thoái ngày càng gia tăng đối với khối kinh tế chung.
Ở một diễn biến khác, đồng USD lại diễn biến thấp hơn so với yen Nhật sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mắc kẹt với các thiết lập chính sách siêu nới lỏng của mình giữa xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu ngay cả khi cơ quan này đã nâng dự báo lạm phát và cảnh báo rủi ro đối với triển vọng kinh tế đất nước.
 

Nguồn: Vinanet/VITIC