Vương quốc này đã dẫn dắt một hiệp ước giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất chính khác gồm Nga, Mexico và Kazakhstan, để cắt giảm sản lượng dầu thô toàn cầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ 1/1 và đưa nguồn cung đến gần với nhu cầu.
Saudi Arabia đã cắt giảm nhiều hơn những gì họ đã cam kết trong thỏa thuận này và đưa sản lượng của vương quốc xuống dưới 10 triệu /thùng. Các nhà cung cấp tham gia trong việc hạn chế sản lượng đã cắt giảm hơn 1,5 triệu thùng/ngày, vượt những gì ông gọi là dự đoán thấp của thị trường.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và sản lượng đã tăng từ Mỹ, Brazil và Canada sẽ nhiều hơn so với sự sụt giảm từ nhiên từ các giếng khai thác từ lâu.
Dầu Brent kỳ hạn đóng cửa ngày 7/3 ở mức 55,92 USD/thùng và tăng hơn 10% kể từ khi thỏa thuận hạn chế sản lượng đạt được trong tháng 11.
Tuy nhiên ông cảnh báo về bất kỳ sự dư thừa không hợp lý giữa các nhà đầu tư. Tồn kho dầu thô toàn cầu đã giảm “chậm hơn tôi nghĩ”, trong hai tháng đầu tiên của năm nay.
Tồn kho tại các nước phát triển vẫn cao hơn mức bình thường khoảng 300 triệu thùng. Ông cho biết còn quá sớm để xem xét liệu việc hạn chế sản lượng có được tiếp tục kéo dài trong nửa cuối năm hay không. Những bàn luận này sẽ được tổ chức trong tháng 5 tại cuộc họp tới của OPEC.
Trong một cuộc họp báo chung cuối ngày 7/3, Falih, Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak, thứ trưởng Năng lượng Mexico Aldo Flores, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar al-Luaibi và tổng thư ký của OPEC Mohammed Barkindo cho biết họ rất vui mừng với kết quả của thỏa thuận này.
Nga đã cam kết thực hiện đầy đủ thỏa thuận và kêu gọi tất cả các nước tuân thủ 100% với thỏa thuận cắt giảm sản lượng của họ.
Chênh lệch giá lớn hơn giữa các thị trường dầu mỏ phía đông và tây chỉ ra việc cắt giảm đang ăn sâu. Các chuyến hàng dầu thô Mỹ đang chảy sang khách hàng châu Á ngày càng tăng do thị trường này đã siết chặt.
Nhiều giám đốc điều hành hàng đầu của các hãng sản xuất dầu đá phiến Mỹ nói chuyện rằng Saudi Arabia có mục tiêu đẩy họ ra khỏi thị trường trong cuộc chiến kéo dài hai năm.
OPEC sẽ không để các nhà sản xuất đối thủ tận dụng việc cắt giảm và dẫn tới giá dầu tăng để bù lỗ cho đầu tư sản lượng của họ.
OPEC đã chuyển hướng mời các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ và các quỹ phòng hộ vào các cuộc đàm phán mở rộng về cách thức để chế ngự dư thừa nguồn cung toàn cầu. OPEC đã tổ chức các cuộc đàm phán chưa từng có với các giám đốc điều hành quỹ và các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Houston.
Saudi Arabia không muốn OPEC can thiệp vào thị trường dầu mỏ để giải quyết sự chuyển đổi cấu trúc trong dài hạn, nhưng giải quyết sự chênh lệch trong ngắn hạn.
Trong khi Saudi Arabia hoan nghênh sản lượng tăng lên từ các nhà sản xuất dầu đá phiên để giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, ông cảnh báo rằng một phản ứng nhanh từ dầu đá phiên có thể không khuyến khích đầu tư trong nhiều năm, các dự án dài hạn trong các nguồn dầu mỏ khác.
Falih cho biết ông lo ngại đầu tư vào những dự án đang tụt hậu này sau những gì là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Nhu cầu tiếp tục tăng trong thế giới đang phát triển và những dự đoán rằng thế giới sẽ sớm đạt đỉnh điểm về nhu cầu là sai lầm và không khuyến khích đầu tư.
Thị trường này có thể hấp thụ thêm từ 3 tới 5 triệu thùng/ngày trong thời gian này do nhu cầu đang cải thiện. Ông không chỉ ra giai đoạn nào.
Ông đã ca ngợi chính quyền của Tổng thống Donald Trump về việc tập trung vào những vấn đề năng lượng. “Chúng tôi đang chờ đợi làm việc với chính quyền mới”.
Việc đầu tư của Saudi Arabia ở Mỹ là rất lớn và những nỗ lực của Saudi Arabia để giảm sự biến động thị trường dầu mỏ toàn cầu đã mang lại lợi ích trực tiếp cho ngành dầu mỏ Mỹ.
Falih cũng là chủ tịch của Saudi Aramco cho biết việc niêm yết lần đầu tiên của công ty dầu mỏ quốc gia này vẫn theo quỹ đạo và “chúng tôi dự kiến nó sẽ diễn ra trong năm 2018”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet