Nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới dự báo sản lượng khí tự nhiên tăng 5% hay nhiều hơn trong năm 2020, bất chấp kế hoạch cắt giảm sản lượng sâu có thể hạn chế sản lượng toàn cầu. Số liệu đó sẽ là một nửa tăng trưởng trong năm 2019 nhưng gấp đôi tăng trưởng 2,2% được thấy trong năm 2016 sau khi giá dầu sụt giảm.
Công ty năng lượng nhà nước Trung Quốc tham gia với các công ty trên thế giới cắt giảm chi tiêu sau khi giá dầu giảm 56% trong năm nay do đại dịch toàn cầu phá hoại hoạt động kinh tế.
Do bộ ba các công ty dầu và khí lớn của quốc gia này dự định cắt giảm ở mức 2 con số, họ đang ưu tiên phát triển khí trong nước, đặc biệt khi thị trường này tách biệt với động thái giá dầu biến động mạnh do trợ cấp của chính phủ.
Zhu Kunfeng, phó giám đốc IHS Markit trụ sở tại Bắc Kinh cho biết theo việc cắt giảm vốn chi tiêu, các công ty đang điều chỉnh lại chiến lược khí đốt của họ từ một nỗ lực tích cực trước đó sang cách tiếp cận thực tế hơn do sản xuất khí vẫn có lãi.
PetroChina, Sinopec và công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC cho biết hồi tháng 4/2020 họ sẽ giảm chi tiêu khoảng 20 tới 30%, tương tự những gì họ đã thực hiện trong đợt khủng hoảng dầu mỏ gần nhất 2015/2016.
Các công ty năng lượng lớn của Trung Quốc đang tập trung phát triển khí và ổn định dầu mỏ trong nước, trong khi giảm chi tiêu ở nước ngoài do các dự án tốn kém như cát dầu và khí đá phiến tại Bắc Mỹ.
Sự gia tăng trong sản xuất khí cũng giúp bù cho một số tổn thất nặng nề mà những công ty này phải chịu do trả giá khí nhập khẩu cao hơn so với giá thị trường hiện nay, giá được đưa ra trong các hợp đồng dài hạn những năm trước.
Trung Quốc đã tăng cường đầu tư khí đốt trong những năm gần đây theo một động thái chống ô nhiễm môi trường để thay thế than vì lượng khí tại carbon ít hơn. Họ cũng tìm cách khai thác các nguồn tài nguyên phi truyền thống đã biến Mỹ trở thành nhà sản xuất khí hàng đầu thế giới và một nhà xuất khẩu hàng đầu trong thập kỷ gần đây. Phần lớn tăng trưởng đến từ khí đá phiến, nguồn tài nguyên đòi hỏi công nghệ độc đáo để khai thác khí.
PetroChina và Sinopec, cùng nhau sản xuất hơn hơn 90% lượng khí trong nước, thiết lập tăng cường khoan tại lưu vực hàng đầu gồm Ordos tại miền bắc Trung Quốc, lưu vực Tarim ở tây bắc và Tứ Xuyên tại tây bắc.
Một giám đốc điều hanh tại Changqing nằm ở Ordos, mỏ khí đốt lớn nhất Trung Quốc cho biết sản lượng khí ở đó dự kiến đạt kỷ lục 41,4 tỷ feet khối (bcm) trong năm nay, cao hơn 2,2% so với năm 2019, bằng cách triển khai gần 1.000 giếng sản xuất mới.
Các công ty cũng sẽ tăng cường phát triển các mỏ khí đốt tại Tứ Xuyên, tận dụng tối đa công nghệ và dịch vụ trong nước chi phí thấp.
Chen Zhe, giám đốc điều hành tại SIA Energy ước tính khí đá phiến sẽ tăng 7 tỷ mét khối trong năm 2020 - sẽ chiếm gần 80% tổng sự gia tăng khí đốt trong năm nay.
Trong thị trường khí đốt đã quy định của Trung Quốc, các công ty nhận trợ cấp để sản xuất khí phi truyền thống và được cho phép bán chúng ở mức giá theo thị trường, do đó bảo vệ khí đốt khỏi bị tác động ngay lập tức bởi giá dầu suy giảm.
Ngoài ra để giữ sản xuất khí tự nhiên tiếp tục, các nhà phân tích dự kiến các công ty năng lượng hàng đầu của Trung Quốc phải cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của việc cắt giảm chi tiêu diện rộng đối với sản xuất dầu trong nước.
PetroChina, đã thông báo cắt giảm sâu hơn vốn kinh doanh trong số 3 nhà sản xuất năng lượng hàng đầu của Trung Quốc, có thể giảm sản lượng dầu thô của mình 4% một năm trong 3 năm tới, theo nhà phân tích Max Petrov của Woodmac.
Nhưng tất cả các dự báo đều thấp hơn so với mức giảm 7% trong sản xuất dầu thô nội địa của Trung Quốc được thấy trong đợt giá dầu giảm dưới 30 USD/thùng trong đầu năm 2016. Điều đó một phần do các công ty đã trở lên có kinh nghiệm quản lý giảm sản lượng hơn bằng cách sử kỹ thuật khoan tinh vi hơn.