Ông Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết lĩnh vực công nghiệp là động lực lớn nhất cho tăng trưởng LNG của Châu Á, Trung Quốc dự kiến vượt Nhật Bản như là nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới về nhiên liệu này trong 5 năm tới.
Ông nói tại hội nghị các nhà sản xuất - khách hàng LNG thường niên tại Tokyo “năm nay, 2019 đã phá vỡ số lượng đầu tư chính thức cao nhất lần đầu tiên, 50 tỷ USD”.
Thực hiện quyết định đầu tư cuối cùng trong năm nay hơn 170 tỷ mét khối (bcm) công suất hóa lỏng khí tự nhiên, một kỷ lục vượt xa mức cao trước đó 70 bcm trong năm 2005.
Ông Birol bổ sung thêm “sự tăng trưởng lớn nhất đến từ Trung Quốc”. “Trong 5 năm tới, khoảng 1/3 nhu cầu LNG toàn cầu sẽ đến từ riêng Trung Quốc”.
Trong khi nhập khẩu LNG từ Nhật Bản (khách hàng hàng đầu thế giới của nhiên liệu siêu lạnh này) và Hàn Quốc dự kiến ổn định, tăng trưởng chậm lại tại đó nghĩa là đóng góp lớn nhất sẽ từ Trung Quốc.
Các quốc gia Châu Á khác, như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan cũng đang nhập khẩu thêm LNG.
Nhập khẩu LNG của Châu Âu cũng sẽ tăng do sản lượng khí trong nước sụt giảm và các quốc gia đa dạng nguồn cung. Ví dụ, sản lượng khí tự nhiên của Châu Âu đã giảm một nửa trong thập kỷ qua, gia tăng lời kêu gọi về các nguồn linh hoạt khác.
Mỹ sẽ chiếm 2/3 tăng trưởng xuất khẩu LNG toàn cầu, có thể quay lại định giá ở Châu Á theo hướng liên quan với khí đốt nhiều hơn so với các hợp đồng LNG liên quan với dầu.
Khoảng 70% hợp đồng LNG theo chỉ số dầu mỏ, với phần còn lại theo khí đốt. Điều đó có thể sớm thay đổi thành 50 - 50.
Nguồn: VITIC/Reuters