Trong khi đó, sản lượng dầu thô Mỹ dự kiến giảm 540.000 thùng/ngày so với mức cao kỷ lục năm ngoái lên 11,7 triệu thùng/ngày trong năm 2020, so với dự báo trước đó giảm 470.000 thùng/ngày.
EIA cho biết họ dự kiến tiêu thụ xăng của Mỹ giảm xuống trung bình 7 triệu thùng/ngày trong quý 2/2020 từ 8,6 triệu thùng/ngày trong quý 1/2020, và dần tăng lên 8,7 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay.
Cơ quan thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ hiện nay dự kiến nhu cầu dầu thế giới năm 2020 giảm 8,1 triệu thùng/ngày xuống 92,6 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó giảm 5,2 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung toàn cầu dự kiến giảm 5,4 triệu thùng/ngày xuống 95,2 triệu thùng/ngày trong năm nay so với ước tính trước đó giảm 1,2 triệu thùng/ngày.
Việc cắt giảm sản lượng kỷ lục của tổ chức OPEC và các đồng minh bắt nguồn từ giá dầu sụt giảm, mặc dù lo sợ về làn sóng thứ hai của dịch bệnh đã đè nặng lên các thị trường.
Đức đã báo cáo rằng số ca nhiễm virus corona mới đang tăng tốc theo hàm mũ sau các bước nới lỏng phong tỏa của họ, trong khi Vũ Hán tâm chấn của dịch bệnh tại Trung Quốc, đã báo cáo ổ dịch đầu tiên kể từ khi phong tỏa thành phố này được dỡ bỏ một tháng trước.
Đối với năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu và của Mỹ dự kiến tăng gần 7 triệu thùng/ngày và 1,5 triệu thùng/ngày tương ứng. Linda Capuano, giám đốc của EIA cho biết “khả năng thay đổi hành vi lâu dài với mô hình vận chuyển và tiêu thụ dầu cho thấy sự không chắc chắn với sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu lỏng, ngày cả khi GDP tăng đáng kể”.
Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 dự kiến giảm tiếp, giảm khoảng 790.000 thùng/ngày xuống 10,9 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó giảm 730.000 thùng/ngày.
Giá giảm lịch sử trong tháng trước khiến các công ty dầu mỏ Bắc Mỹ tiến tới cắt giảm khoảng 1,7 triệu thùng/ngày hay 13% vào giữa năm, theo các nhà phân tích của Reuters.
EIA cho biết họ dự kiến Mỹ trở lại nhập khẩu thêm dầu thô và sản phẩm xăng dầu so với xuất khẩu trong quý 3/2020 và vẫn là nhà nhập khẩu ròng trong hầu hết các tháng tới cuối năm 2021.
Tăng trưởng nhu cầu mạnh hơn do kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi và tăng trưởng nguồn cung chậm lại cũng sẽ góp phần giảm tồn kho dầu toàn cầu bắt đầu trong quý 3/2020.
 

Nguồn: VITIC/Reuters