Phiên sáng ngày 25/5, giá dầu thô Brent tương lai giảm 6 cent xuống 68,40 USD/thùng, sau khi tăng 3% vào thứ hai (24/5). Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 8 cent xuống 65,97 USD/thùng, sau khi tăng 3,9% trong phiên trước đó.
Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran sẽ được nối lại tại Vienna trong tuần này.
Lo ngại rằng Iran sẽ sớm bắt đầu bán dầu nếu một thỏa thuận dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và phục hồi xuất khẩu dầu thô đã kéo giá xuống trước đó nhưng các cuộc đàm phán vẫn chưa có kết quả.
Các khu vực của châu Âu và Mỹ ghi nhận giảm ca nhiễm Covid-19, khiến chính phủ các nước nới lỏng các hạn chế, nhưng ở các khu vực khác như Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới - tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao.

Hiện tại, thị trường dường như đã ổn định ở mức cân bằng quanh mức 65 USD, với sự hỗ trợ từ OPEC + và việc hạn chế sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

Dự báo giá dầu của một số tổ chức quốc tế

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu được cải thiện khi Mỹ bước vào mùa hè nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lên mức cao nhất. Nhiều nước châu Âu mở cửa trở lại nền kinh tế khi việc tiêm chủng được đẩy nhanh và việc cấm vận được dỡ bỏ, cùng với việc vận chuyển hàng hóa và hoạt động công nghiệp cũng tăng lên.

Goldman Sachs cho biết họ dự kiến giá dầu sẽ tăng lên 80 USD / thùng trong quý IV năm nay và cho rằng thị trường đã đánh giá thấp nhu cầu phục hồi ngay cả khi nguồn cung cấp Iran có thể sẽ tiếp tục.

Goldman Sachs cho biết nhu cầu phục hồi ở các thị trường phát triển sẽ bù đắp cho ảnh hưởng tiêu thụ giảm do coronavirus gây ra gần đây và khả năng phục hồi chậm hơn ở Nam Á và Mỹ Latinh. Nhu cầu toàn cầu có thể tăng thêm 4,6 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm, với hầu hết các mức tăng có thể trong 3 tháng tới.

Ngân hàng JP Morgan dự báo giá dầu Brent kết thúc năm 2021 ở mức 74 USD/thùng.

Ngân hàng Barclay dự kiến giá dầu Brent và WTI đạt trung bình lần lượt 66 USD/thùng và 62 USD/thùng trong năm nay. Họ giảm ước tính nhu cầu đối với các khu vực thị trường mới nổi Châu Á (không tính Trung Quốc) đánh dấu nguy cơ tiếp tục giảm nếu tình trạng ca nhiễm Covid gia tăng gần đây vẫn tiếp diễn.

Nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC

Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 4/2021 tăng 0,03 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 25,08 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Nigeria, Iran và Saudi Arabia, trong khi sản lượng giảm mạnh tại Venezuela, Libya và Angola.
Sản lượng dầu thô của Nigeriatrong tháng 4/2021 tăng lên 1,54 triệu thùng/ngày. Tỷ trọng dầu thô OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu tăng 0,1% trong tháng 4/2021 so với tháng liền trước lên 27%.

Sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC

ĐVT: Nghìn thùng/ngày (trung bình)

Nguồn: OPEC

Nguồn: VITIC/Reuters