Đóng cửa giá dầu Brent giao sau tăng 1,33 USD/thùng, tương đương 2%, đạt 66,44 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tăng 1,94 USD/thùng, tương đương tăng hơn 3%, đạt 63,54 USD/thùng.

Giá xăng RON 92 tại thị trường Singapore đóng cửa ngày 21/5 ở 70,81USD/thùng, giảm từ 73,50 USD/thùng ngày đầu tuần (17/4).

Tuy nhiên, tính chung giá dầu đã có một tuần đi xuống, giá dầu giảm khoảng 3% trong do thông tin về cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran đang tiến triển nhằm khôi phục một thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, có thể dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và phục hồi xuất khẩu dầu của Iran thời gian tới.

Những thông tin đã gây áp lực giảm lên giá dầu trong tuần qua:
Giá dầu giảm do khả năng nhu cầu dầu tăng chậm lại ở châu Á, nơi các ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh đã khiến nhiều biện pháp hạn chế mới được áp đặt ở Ấn Độ, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan. Tại Ấn Độ- nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai do đại dịch, doanh số bán xăng và dầu diesel trong nước của các nhà máy lọc dầu nhà nước đã giảm 1/5 trong nửa đầu tháng 5 so với một tháng trước đó.
Suy đoán Fed có thể tăng lãi suất ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy các nhà đầu tư giảm mối quan tâm với dầu và các hàng hóa khác. Hơn nữa các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cũng ảnh hưởng đến giá dầu.
Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) cho biết một hệ thống thời tiết hình thành ở phía tây Vịnh Mexico có 40% khả năng trở thành lốc xoáy trong 48 giờ tới.
“Nguy cơ xuất hiện bão đã thúc đẩy giới đầu tư mua dầu thô. Vì bão có thể khiến hoạt động sản xuất dầu bị gián đoạn”, nhà phân tích Phil Flynn thuộc Price Futures Group phát biểu trên Reuters.
Dù tăng mạnh ngày thứ sáu (21/5), giá dầu Brent và WTI vẫn giảm khoảng 3% trong tuần này. Ngoài triển vọng nguồn cung dầu từ Iran, giá dầu còn chịu áp lực giảm từ làn sóng Covid mới ở khu vực châu Á, với số ca nhiễm tăng mạnh ở nhiều nơi như Đài Loan, Singapore, Malaysia, Việt Nam… và tiếp tục ở mức cao tại Ấn Độ.

Nhưng nếu tính từ đầu năm, giá dầu hiện tăng khoảng 30%, nhờ triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu dựa trên tiêm phòng Covid và các gói kích cầu. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây đều bày tỏ lạc quan về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cả năm nay, đặc biệt trong nửa cuối năm, khi Mỹ và nhiều nước châu Âu mở cửa trở lại nền kinh tế nhờ tỷ lệ dân số đã tiêm phòng Covid đạt mức cao.

Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung số giàn khoan dầu và khí tự nhiên tuần thứ 4 liên tiếp khi giá dầu tăng thúc đẩy một số nhà khoan trở lại. Số giàn khoan tăng lên 455 giàn trong tuần tính tới ngày 21/5, cao nhất kể từ tháng 4/2020.
Theo một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase, các hợp đồng quyền chọn đặt cược giá dầu Brent giao tháng 12/2021 vượt mốc 100 USD/thùng đã tăng mạnh, sau khi các con số thống kê gần đây cho thấy lạm phát tăng vọt ở Mỹ. JPMorgan hiện dự báo giá dầu Brent kết thúc năm 2021 ở mức 74 USD/thùng.
Cũng theo báo cáo trên, để giá dầu đạt 100 USD/thùng, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới cần đạt bình quân 102,6 triệu thùng/ngày trong quý 3 và tăng lên mức 103,6 triệu thùng/ngày trong quý 4, và liên minh OPEC+ không điều chỉnh sản lượng.
Ngân hàng Barclays dự báo giá dầu Brent và WTI đạt bình quân tương ứng 66 USD/thùng và 62 USD/thùng trong năm nay.
Dự báo của OPEC: Theo báo cáo tháng 5 của OPEC, trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày, không thay đổi với dự báo tháng trước đó, đạt 96,46 triệu thùng/ngày.

Dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2021

ĐVT: triệu thùng/ngày

Nguồn: VITIC/Reuters