Giá dầu Brent tương lai giảm 47 cent, tương đương 0,6%, xuống mức 85,24 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) giảm 56 cent, tương đương 0,7%, thấp hơn ở mức 80,73 USD/thùng.
Trong tuần, cả hai loại dầu thô đều tăng khoảng 3% sau khi tăng khoảng 4% vào tuần trước.
Đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần so với rổ các loại tiền tệ khác. Fed đã tăng lãi suất mạnh mẽ vào năm 2022 và 2023 để kiềm chế lạm phát gia tăng. Lãi suất cao hơn đã làm tăng chi phí đi vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về dầu.
Đồng đô la Mỹ mạnh hơn cũng có thể làm giảm nhu cầu về dầu dob các mặt hàng được định giá bằng đồng bạc xanh như dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 26 tháng vào tháng 6/2024 trong bối cảnh việc làm phục hồi, nhưng áp lực giá giảm đáng kể, mang lại hy vọng rằng tình trạng lạm phát chậm lại gần đây có thể sẽ được duy trì.
Tuy nhiên, doanh số bán nhà hiện tại ở Mỹ đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 5 do giá nhà cao kỷ lục và sự gia tăng trở lại của lãi suất thế chấp đã loại bỏ những người mua tiềm năng.
Các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 2,264 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 14/6.
Bất chấp giá dầu thô giảm, giá xăng của Mỹ đã tăng ngày thứ tư liên tiếp lên mức cao nhất trong một tháng do nhu cầu tăng trong mùa lái xe mùa hè và lượng hàng tồn kho giảm.
Tại Ấn Độ, các nhà máy lọc dầu đã xử lý lượng dầu thô nhiều hơn gần 1,3% trong tháng 5/2024 so với một năm trước đó, trong khi tỷ trọng nguồn cung của Nga trong xuất khẩu sang Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới tăng lên.
Các nhà phân tích tại ANZ Research cho biết “các dấu hiệu về nhu cầu mạnh mẽ hơn ở châu Á cũng thúc đẩy tâm lý. Các nhà máy lọc dầu trên toàn khu vực đang khôi phục lại một số công suất sau thời gian bảo trì”.
Tuy nhiên, tại khu vực đồng euro, tăng trưởng kinh doanh chậm lại đáng kể trong tháng này do nhu cầu giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2/2024.
Trước đó, giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên sáng thứ tư (19/6) do lo ngại về xung đột leo thang ở châu Âu và Trung Đông làm tăng nguy cơ nguồn cung dầu thô từ các nhà sản xuất chủ chốt có thể bị gián đoạn. Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 6 cent lên 85,39 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giao tháng 6 tăng 10 Uscent lên 81,67 USD/thùng.
Căng thẳng leo thang trong khu vực làm tăng nguy cơ nguồn cung dầu thô từ các nhà sản xuất chủ chốt có thể bị gián đoạn.
Trước đó, giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ Ba (18/6), kéo dài mức tăng so với phiên trước nhờ triển vọng nhu cầu mạnh mẽ hơn và nhà đầu tư tin tưởng rằng các nhà sản xuất OPEC + có thể tạm dừng hoặc đảo ngược kế hoạch tăng nguồn cung từ quý 4 năm nay. Giá dầu thô Brent tăng 21 cent, tương đương 0,25%, ở mức 84,46 USD/thùng. Dầu thô Mỹ tăng 16 cent, tương đương 0,2%, ở mức 80,49 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng khoảng 2% vào thứ Hai (17/6), đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng Tư.
Tuần trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã củng cố niềm tin rằng nhu cầu dầu sẽ tăng trong nửa cuối năm nay.
Tâm lý nhà đầu tư đã phục hồi kể từ khi OPEC+ gây ngạc nhiên cho người chơi khi công bố kế hoạch bắt đầu tăng sản lượng từ đầu tháng 10, với hy vọng nhu cầu mạnh hơn trong tương lai sẽ hỗ trợ giá. 

Diễn biến giá dầu Brent

ĐVT: USD/thùng

Nguồn: Vinanet/Reuters