Giá dầu thô tăng 17 US cent, tương đương 0,2%, lên 86,26 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) tăng 20 US cent, tương đương 0,2%, lên 82,36 USD/thùng.
Triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn do sản lượng dự kiến thấp hơn ở Nga đã hỗ trợ giá dầu.
"Xuất khẩu dầu của Nga đang có dấu hiệu giảm," các nhà phân tích từ Ngân hàng ANZ cho biết trong một lưu ý khách hàng vào sáng thứ Sáu.
Về phía cầu, sự chú ý của nhà đầu tư tập trung vào báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng của IEA sẽ được công bố, với khả năng cơ quan này có thể hạ triển vọng nhu cầu toàn cầu do tăng trưởng kinh tế vĩ mô đang chững lại.
Báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố hôm thứ Năm đã chỉ ra những rủi ro suy giảm trong triển vọng nhu cầu trong mùa hè, do tăng trưởng yếu hơn, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, dữ liệu thương mại của Trung Quốc được công bố ngày hôm qua, cho thấy nhập khẩu dầu thô trong tháng 3 tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đã tạo tâm lý lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Giá dầu thế giới tăng nhẹ, tuy nhiên giá đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng do dữ liệu lạm phát của Mỹ giảm và đồng USD yếu hơn. Giá dầu thô Mỹ (WTI) đã tăng 2% trong tuần này, trong khi dầu thô Brent cao hơn 1,3%, cả hai loại dầu đều có tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Chỉ số đồng USD Mỹ đóng cửa hôm thứ Năm ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng Hai, sau khi dữ liệu giá sản xuất và tiêu dùng của Mỹ công bố trong tuần này, làm tăng lên kỳ vọng rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Đồng bạc xanh suy yếu khiến dầu được định giá bằng đồng USD rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác, thúc đẩy nhu cầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng mức giá hiện tại có thể là mức trần kỹ thuật. Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết trong một ghi chú: “Có vẻ như đà tăng của giá dầu thô đã chạm ngưỡng giới hạn”.
 

Nguồn: VITIC/Reuter