Dầu thô Brent giao sau tăng 14 cent, tương đương 0,1%, lên 100,83 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giao sau tăng 21 cent, tương đương 0,2% lên 98,74 USD/thùng.
Trong những tuần gần đây, giá dầu đã giảm dần, làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm kinh tế và ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa.
Dầu Brent và WTI đóng cửa vào thứ Tư ở mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 4.
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 5/2022 giảm 0,15 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 98,75 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 5/2022 giảm 176 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 28,51 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, UAE, trong khi sản lượng giảm tại Libya, Nigeria và Iran.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,6 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng từ Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng giảm ở Anh, Brazil, Colombia và Indonesia.
Mỹ: Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dự báo trung bình khoảng 11,8 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 4/2022 giảm 964 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,3 triệu thùng/ngày. Ước tính trong tháng 5/2022 đạt 9,3 triệu thùng/ngày, tăng 152 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ giảm 0,2 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 10,6 triệu thùng/ngày.
Tháng 4/2022, Tổng thống Nga tuyên bố nước này sẽ chuyển hướng xuất khẩu năng lượng, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu khí của Nga. Ông nhấn mạnh Nga cần bắt tay vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho các nước châu Á.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Hãng Bloomberg cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 4/2022 giảm 74 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 4/2022 giảm 82 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ giảm 8 nghìn thùng/ngày trong tháng 4/2022 so với tháng trước, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ tăng 42 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 2,1 triệu thùng/ngày, giảm 46 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I/2022 giảm. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 4/2022 tăng 18 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,0 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 4/2022 tăng 9 nghìn thùng/ngày, đạt 3,7 triệu thùng/ngày. Năm 2021 sản lượng nhiên liệu lỏng đạt 3,6 triệu thùng/ngày, giảm 78 nghìn thùng/ngày so với năm 2020.
Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,2 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 4/2022 giảm 37 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 4/2022 giảm 35 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 4,1 triệu thùng, tăng 144 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2021.
Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư theo chiến lược đã hoạch định để nâng sản lượng dầu. Trong năm 2021, sản lượng dầu mỏ tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 4,3 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, dự báo sản lượng dầu mỏ đạt 4,4 triệu thùng/ngày, tăng 112 nghìn thùng/ngày so với năm 2021.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 4/2022 giảm 138 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 4/2022 đạt 1,23 triệu thùng/ngày, giảm 0,02 triệu thùng/ngày so với tháng trước. Sau thời tiết băng giá, các nhà khai thác đã cố gắng tiếp tục hoạt động trở lại, tuy nhiên các dự án bảo trì ảnh hưởng đến sản lượng.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2021 tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt trung bình 5,5 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng chậm hơn, tăng 0,2 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,6 triệu thùng/ngày.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 1%
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng khoảng 1% vào thứ Tư (6/7) do sản lượng hàng ngày giảm và dự báo thời tiết nóng hơn và nhu cầu điều hòa không khí trong tuần tới nhiều hơn dự kiến trước đó.
Hợp đồng khí đốt giao tháng 8 trên New York Mercantile Exchange (NYMEX) tăng 7,4 cent, tương đương 1,3%, lên 5,597 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu).
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 96,0 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) cho đến nay vào tháng Bảy, từ mức 95,1 bcfd vào tháng Sáu. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 96,1 bcfd vào tháng 12 năm 2021.
Tuy nhiên, trên cơ sở hàng ngày, sản lượng của Mỹ đang trên đà giảm 1,8 bcfd vào thứ Tư xuống mức sơ bộ 94,7 bcfd. Đó sẽ là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ đầu tháng Hai.
Với thời tiết nóng hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ bao gồm cả xuất khẩu sẽ tăng từ 95,8 bcfd trong tuần này lên 99,2 bcfd vào tuần tới.

Nguồn: VITIC/Reuter