Tiêu thụ nhiên liệu này được dự kiến tăng trung bình 0,2% mỗi năm từ 5.355 triệu tấn tương đương than (Mtce) trong năm 2017 lên 5.418 Mtce trong năm 2023.
Báo cáo này đưa ra vài ngày sau khi gần 200 quốc gia đồng ý quy tắc để thực thi một thỏa thuận khí hậu mang tính bước ngoặt nhằm hạn chế khí thải từ nhiên liệu hóa thạch để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C.
Báo cáo này cho biết “mặc dù truyền thông chú ý đáng kể tới thoái vốn và rời xa nhiên liệu than, xu hướng thị trường đang chứng tỏ chống lại sự thay đổi”. Than vẫn là nguồn năng lượng cơ bản lớn thứ hai toàn cầu sau dầu mỏ, và là nguồn điện lớn nhất.
IEA cho biết để thế giới đáp ứng mục tiêu khí hậu, cần nhiều việc hơn để phát triển công nghệ thu gom, lưu trữ và sử dụng carbon (CCSU) sau đó hoặc giữ dưới lòng đất hay sử dụng trong ngành công nghiệp khác.
Theo viện CCS toàn cầu trên thế giới chỉ có 18 nhà máy thu gom và lưu trữ carbon quy mô lớn.
Nhu cầu than tại Trung Quốc dự kiến giảm 0,5% mỗi năm xuống 2.673 Mtce trong năm 2023, một phần thúc đẩy bởi việc cải thiện có hiệu quả và chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trong khi, nhu cầu dự kiến tăng mạnh tại Ấn Độ, tăng 146 Mtce lên 708 Mtce trong năm 2023, thúc đẩy bởi sản lượng điện than và sản xuất thép thô tăng.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet