Iraq dự kiến kiếm được 400 tỷ USD trong 30 năm hiệu lực của thỏa thuận. Ông Abdul Mahdi cho biết dự án lớn ờ miền nam này liên quan với sự phát triển của mỏ dầu Nahr Bin Umar và Artawi và sự gia tăng sản lượng từ 2 mỏ này đạt 500.000 thùng/ngày từ khoảng 125.000 thùng/ngày hiện nay. Dự án này quan trọng để cung cấp nước cho các mỏ dầu ở miền nam nhằm tăng áp lực và giữ sản lượng ổn định.
Báo cáo của các phương tiện truyền thông trích dẫn lời đại sứ Iran tại London cho biết Mỹ sẽ cấp miễn trừ cho Iraq cho phép họ thỏa thuận với Iran về kinh tế, để đổi lấy Baghdad ký một thỏa thuận dầu với Washington.
Abdul Mahdi cho biết khi trả lời câu hỏi của Reuters về trở ngại trong việc đưa ra thỏa thuận cuối cùng “hiện nay các cuộc đàm phán giữa Bộ dầu mỏ và Exxon Mobil, PetroChina được tập trung vào việc phân chia lợi nhuận thế nào nếu giá dầu tăng hay sụt giảm”. Ông bổ sung “thỏa thuận này kéo dài 30 năm và chi tiết tài chính như vậy là nhạy cảm và nên được thảo luận thêm”.
Iraq là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai trong OPEC và có mục tiêu trong dài hạn là tăng sản lượng đã bị hạn chế bởi hàng thập kỷ chiến tranh và các lệnh trừng phạt. Các dự án như vậy là một trong số những điều mong ước có giá trị nhất đối với các công ty dầu quốc tế trên thế giới. Một thỏa thuận ban đầu sẽ thúc đẩy mạnh cho kế hoạch mở rộng của Exxon Mobil tại Iraq.
Đây là một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới có mối quan hệ thân thiện với cả Mỹ và Iran. Tehran và Washington, những kẻ thù không đội trời chung, có đồng minh chính là Baghdad và là người có ảnh hưởng tại đó.
Exxon Mobil và PetroChina sẽ xây dựng một dự án bơm nước cho các giếng dầu ở miền nam, cũng như cải tạo và xây dựng các đường ống xuất khẩu mới.
Dự án này cũng nhằm xử lý 100 triệu feet khối khí tự nhiên mỗi ngày từ các mỏ dầu Artawi và Nahr Bin Umar.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái đã rút khỏi thỏa thuận hạn nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc, và tái thiết lập các lệnh trừng phạt chống lại Tehran. Washington đã yêu cầu các khách hàng dầu mỏ Iran dừng mua từ ngày 1/5/2019 hay đối mặt với các lệnh trừng phạt.
Iraq đã không nhập khẩu dầu và có miễn trừ từ Mỹ cho phép họ nhập khẩu khí tự nhiên của Iran.
Một quan chức dầu mỏ của Iraq trả lời Reuters rằng “các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại các quốc gia chỉ mua dầu của Iran, và Iraq không mua bất kỳ lượng dầu thô nào của Iran. Đối với khí đốt, cho tới nay tôi biết sẽ không bị ảnh hưởng. Các miễn trừ với khí đốt vẫn nguyên vẹn”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet