Tuyên bố trực tiếp bất thường này nhằm làm rõ ràng rằng Mỹ sẽ duy trì một lập trường cứng rắng đối với các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Mnuchin cho biết “tham khảo ý kiến của Tổng thống Donald Trump, Bộ Tài chính sẽ không miễn trừ với các công ty Mỹ, gồm cả Exxon, cho phép khoan vào những vùng bị cấm bởi các lệnh trừng phạt Nga hiện nay”.
Mỹ và Liên minh châu Âu EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga về việc sát nhập khu vực Crimea trong năm 2014 và vai trò của họ trong xung đột tại miền đông Ukraine. Các lệnh trừng phạt đã buộc Exxon, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, dừng việc khoan tại Bắc Cực, Nga vào năm 2014.
Exxon đã yêu cầu và nhận được trong năm 2015 và 2016 miễn trừ hoạt động liên doanh với nhà sản xuất dầu Nga Rosneft. Các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu không ngăn các công ty dầu mỏ châu Âu không hoạt động tại Nga, một điểm gây phiền toái cho Exxon.
Tờ Wall Street Journol cho biết Exxon trong những tháng gần đây đã nộp đơn cho Bộ Tài chính xin miễn trừ khoan với Rosneft. Jeffers phát ngôn viên của Exxon cho biết Exxon đã không nộp đơn xin miễn trừ kể từ khi Tổng thống Trump nhận chức.
Một yêu cầu như vậy sẽ thu hút sự chú ý vì cựu giám đốc điều hành của Exxon, Rex Tillerson hiện nay là Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của ông, Exxon đã vận động hành lang Quốc hội với các lệnh trừng phạt Nga và Tillerson đã phản đối các lệnh trừng phạt chống lại Nga trong năm 2014, cho biết chúng sẽ không hiệu quả.
Các nhà lập phát Mỹ đang điều tra khả năng mối quan hệ giữa các trợ lý cuộc vận động của Trump và Moscow. Đảng Cộng hòa trong Quốc hội cũng như các đồng minh của Mỹ tại châu Âu lo lắng về dấu hiệu chính quyền của Trump có thể giảm bớt một số lệnh trừng phạt áp đặt cho Nga.
Trong buổi điều trần của ông hồi tháng 1, Tillerson cho biết ông không bao giờ vận động chống lại các lệnh trừng phạt và rằng ông không biết Exxon Mobil làm như vậy, sau đó thừa nhận rằng ông đã nói chuyện với cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew liên quan tới sự khác biệt giữa các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu với Nga.
Tillerson đã cam kết không tham gia bất kỳ vấn đề nào liên quan tới Exxon Mobil cho đến cuối năm nay trừ khi ông được phép tham gia. Cho đến đầu tháng 5 ông cũng bán cổ phiếu Exxon Mobil của ông.
Các công ty của Mỹ thường gửi đơn đăng ký cho Bộ Tài chính yêu cầu cho phép thực hiện các hoạt động không bị cấm bởi các lệnh trừng phạt. Chính phủ Mỹ cân nhắc các đơn dựa trên lợi ích quốc gia, phát luật và các yếu tố khác.
Việc từ chối này dường như không ảnh hưởng tới việc hoạt động kinh doanh của Exxon Mobil, do họ đã không thể hoạt động ở Nga trong nhiều năm, nhưng điều này cản trở tiềm năng tăng trưởng.
Bộ Tài chính gần như không bình luận về đơn xin cấp phép. Tuyên bố của Mnuchin giúp làm sáng tỏ lập trường của Mỹ về các lệnh trừng phạt chống lại Nga tại một thời điểm khi các đồng minh của Mỹ đang mong đợi những manh mối về chính sách của Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet