Một nhà máy thuộc sở hữu của Hengli Petrochimical, công suất xử lý 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày đã hoạt động hoàn toàn trong cuối tháng 5.2019, trong khi một nhà máy quy mô tương tự thuộc sở hữu của Zhejiang Petrochemical bắt đầu chạy thử.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu dầu thô của quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới này trong tháng 6/2019 đạt 39,58 triệu tấn, tương đương 9,63 triệu thùng/ngày tăng từ 9,47 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2019 và tăng từ 8,36 triệu thùng/ngày một năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu dầu thô tăng 8,8% so với một năm trước lên 244,6 triệu tấn hay 9,87 triệu thùng/ngày. Nhập khẩu trong tháng 6/2019 tăng bất chấp việc hạn chế hoạt động tại một số nhà máy và trong bối cảnh đóng cửa để bảo dưỡng.
Trong tháng trước, nhà máy lọc dầu Luoyang công suất 200.000 thùng/ngày của Sinopec, nhà máy Jinzhou công suất 140.000 thùng/ngày của PetroChina và nhà máy Liaoyang Petrochemical công suất 200.000 thùng/ngày bị đóng cửa để sửa chữa.
Hai nhà máy lọc dầu ven biển thuộc công ty dầu nhà nước Sinopec đã bị tổn thất trong tháng 6/2019, tổn thất lần đầu tiên trong năm nay, do họ xử lý dầu thô giá cao hơn trong khi giá nhiên liệu trong nước theo xu hướng giảm.
Lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc dự kiến giảm đi trong tháng 7/2019 do nguồn cung nhiên liệu từ các nhà máy lọc dầu mới bổ sung thêm dư thừa đã sẵn có.
Số liệu hải quan cũng cho thấy Trung Quốc đã xuất khẩu 5,43 triệu tấn sản phẩm dầu trong tháng 6/2019, tăng 13,5% so với một năm trước và tăng từ 4,49 triệu tấn trong tháng 5/2019, phản ánh dư thừa ngày càng tăng. Xuất khẩu trong nửa đầu năm 2019 đạt tổng cộng 32,52 triệu tấn, tăng 7,3% so với một năm trước.
Nhập khẩu khí tự nhiên, gồm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và nhập khẩu qua đường ống, đạt 7,52 triệu tấn trong tháng trước, giảm từ 7,56 triệu tấn trong tháng 5/2019. Nhập khẩu của nhiên liệc sạch hơn này đã chậm lại kể từ mức đỉnh trong tháng 3/2019 khi nhu cầu sưởi tăng vọt.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet