Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm khoảng 30% hay khoảng 30 triệu thùng/ngày tại thời điểm Saudi Arabia và Nga cùng tăng nguồn cung.
Tuần trước, để đối phó với dự hỗn loạn của thị trường trong nhiều tuần, tổ chức OPEC và các đồng minh gồm Nga (gọi là OPEC+) bắt đầu đàm phán về cắt giảm sản lượng, nhưng muốn các quốc gia khác ngoài OPEC tham dự đặc biệt là Mỹ. Một nguồn tin cho biết “không có Mỹ sẽ không có thỏa thuận”.
Hai nguồn tin của OPEC cho biết cuộc họp trong ngày 9/4 sẽ được tổ chức qua hội nghị video.
Mỹ không cam kết tham gia bất kỳ thỏa thuận nào, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể giảm nguồn cung ra thị trường 10 tới 15%. Các công ty Mỹ không phối hợp về sản lượng do luật chống độc quyền.
Nhà Trắng cho biết họ đang khuyến khích đàm phán giữa các nước. Các công ty dầu lớn và các tổ chức ngành dầu mỏ của Mỹ phản đối việc cắt giảm ủy thác (đây sẽ là một bước tiến phi thường ở Mỹ).
Trong ngày 10/4, các bộ trưởng năng lượng G20 và các thành viên của một số tổ chức quốc tế khác sẽ tham gia hội nghị video, được Saudi Arabia tổ chức. Những nỗ lực để đưa Mỹ tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.
Nga và Saudi Arabia từ lâu đã thất vọng vì sự kiềm chế sản lượng của OPEC và các nước khác đã được các công ty dầu đá phiến của Mỹ bù đắp. Hiện Mỹ là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Sự thất vọng này một phần khiến thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ sụp đổ hồi đầu tháng 3/2020.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette cho biết trên mạng Fox Business Network rằng sản lượng của Mỹ đã bắt đầu giảm do giá dầu thô lao dốc. Ông nói “tại Mỹ chúng tôi có một thị trường tự do và ngành này sẽ tự điều chỉnh”.
Sau khi thỏa thuận của OPEC+ sụp đổ, Riyadh và Moscow đã đổ lỗi cho nhau và triển khai một cuộc chiến giành thị phần, khiến giá dầu xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ. Điều đó gây khó khăn cho ngân sách của các quốc gia sản xuất dầu và đánh vào chi phí của các nhà sản xuất cao tại Mỹ.
Trong cuộc chiến giành thị phần, Saudi Arabia đã nâng sản lượng dầu lên 12,3 triệu thùng/ngày vào ngày 1/4/2020 và cho biết họ dự định xuất khẩu hơn 10 triệu thùng/ngày. Với công suất dự phòng lớn nhất thế giới, Riyadh khẳng định họ không còn bị gánh nặng cắt giảm sản lượng không công bằng.
Trong khi đó, luật chống độc quyền cấm các nhà sản xuất dầu Mỹ thực hiện các biện pháp để thúc đẩy giá dầu tăng, kiềm chế sản lượng sẽ là hợp pháp nếu các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chính phủ liên bang thiết lập mức sản lượng thấp hơn.
Chính quyền Mỹ vẫn chưa cho biết hành động họ có thể thực hiện. Tuần trước Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sản lượng của OPEC+ có thể cắt giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày hay khoảng 10% tổng sản lượng toàn cầu. Sản lượng của Nga đạt 11,29 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2020.
Chính phủ Nga và một nguồn dấu tên cho biết 10% có thể không đủ để ổn định thị trường dầu mỏ do nhu cầu suy yếu.
Kirill Dmitriev, một trong số các nhà đàm phán dầu mỏ, cũng là người đứng đầu quỹ tài sản của Nga cho biết “tôi nghĩ toàn bộ thị trường hiểu rằng thỏa thuận này là quan trọng và nó sẽ mang lại nhiều ổn định, rất nhiều sự ổn định quan trọng cho thị trường này và chúng tôi rất gần nhau”.
Dmitriev là người đầu tiên đưa ra tuyên bố công khai trong tháng trước về sự cần thiết của một hiệp ước nguồn cung mở rộng, có khả năng liên quan tới các nhà sản xuất bên ngoài tổ chức OPEC+.