Các biện pháp làm chậm sự lây lan của virus corona đã phá hủy nhu cầu nhiên liệu và khiến giá dầu giảm, gây căng thẳng cho ngân sách của các nhà sản xuất dầu và gây thiệt hại cho ngành dầu đá phiến của Mỹ, nơi dễ bị tổn thương với giá thấp.
Tổ chức OPEC+ cho biết họ đã đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày từ tháng 5 và tháng 6/2020, sau 4 ngày đàm phán và bị áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump .
Việc cắt giảm sản lượng dầu lớn nhất đã từng là hơn gấp 4 lần so với kỷ lục cắt giảm trước đó trong năm 2008. Các nhà sản xuất sẽ từ từ nới lỏng việc hạn chế sau tháng 6/2020, mặc dù việc hạn chế sản lượng vẫn diễn ra tới tháng 4/2022.
OPEC+ cho biết trong một bản dự thảo họ dự kiến cắt giảm tổng sản lượng dầu toàn cầu hơn 20 triệu thùng/ngày hay 20% tổng nguồn cung toàn cầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2020.
Ba nguồn tin của OPEC+ cho biết việc cắt giảm sản lượng dầu sẽ gồm cả đóng góp từ các thành viên bên ngoài, việc tình nguyện cắt giảm nhiều hơn của một số thành viên OPEC+ và việc mua dự trữ chiến lược của một số nước tiêu dùng lớn trên thế giới.
Các thành viên bên ngoài Brazil, Canada, Na Uy và Mỹ sẽ đóng góp 3,7 triệu thùng/ngày. Các thành viên vùng Vịnh của tổ chức OPEC sẽ cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với thỏa thuận.
Nguồn tin cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA sẽ thông báo việc mua dầu dự trữ từ một số thành viên tới 3 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới.
Ông Trump đã đe dọa Saudi Arabia lãnh đạo của OPEC sẽ áp dụng thuế quan dầu mỏ và các biện pháp khác nếu họ không khắc phục vấn đề dư cung của thị trường, vì giá thấp khiến ngành dầu mỏ Mỹ gặp khó khăn nghiêm trọng.
Canada và Na Uy đã báo hiệu sẵn sàng cắt giảm và Mỹ nơi pháp luật khiến họ khó hành động cùng với OPEC, cho biết sản lượng của họ sẽ giảm mạnh trong năm nay vì giá thấp.
Thỏa thuận của OPEC+ đã bị trì hoãn kể từ tứ năm (9/4) sau khi Mexico lo lắng về kế hoạch hồi sinh công ty dầu nhà nước Pemex có thể bị hỏng, đã chùn bước trước việc cắt giảm sản lượng mà Mexico được yêu cầu thực hiện.
Tổng thống Mexico cho biết ông Trump đã đề nghị thực hiện cắt giảm thêm của Mỹ, một đề nghị bất thường của lãnh đạo Mỹ, người từ lâu chống lại OPEC.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng trước đó của OPEC+ đã thất bại một phần vì tranh chấp giữa Nga và Saudi Arabia, kích hoạt một cuộc chiến giá cả trong khi nhu cầu nhiên liệu giảm bởi đại dịch Covid-19.
Nhu cầu dầu toàn cầu ước tính giảm 1/3 do hơn 3 tỷ người bị phong tỏa trong nhà để hạn chế sự lây lan của virus corona.
Ngân hàng Goldman Sachs và UBS cho biết việc cắt giảm 10 – 15% nguồn cung có thể là không đủ ngăn cản giá giảm, giá dầu Brent có thể giảm trở lại xuống 20 USD/thùng từ 32 USD hiện nay.
 

Nguồn: VITIC/Reuters