Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác đã đồng ý ban đầu cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong 6 tháng bắt đầu từ 1/1/2017 để hỗ trợ thị trường.
Giá dầu đã nhận được hỗ trợ nhưng tồn kho vẫn cao và sản lượng từ các nước thành viên không tham dự thỏa thuận như Mỹ ngày càng tăng, giữ giá dầu dưới 60 USD/thùng, mức mà Saudi Arabia mong muốn.
Tuy nhiên, các quan chức OPEC nói chung tin tưởng thỏa thuận này đang giúp mang thị trường gần tới cân bằng giữa cung và cầu, rằng họ nên kéo dài thỏa thuận sang nửa cuối năm với các thành viên.
Một đại biểu OPEC dấu tên cho biết “việc sẵn sàng gia hạn hiện nay đang hiểu là mạnh mẽ giữa các thành viên OPEC và ngoài OPEC”. “ Tôi nghi ngờ rằng việc cắt giảm thêm sẽ được bàn luận do thỏa thuận hiện nay đang mang lại một kết quả tích cực”.
Các quan chức từ 13 nước OPEC - chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu toàn cầu - ở Vienna vào thứ năm và thứ sáu (ngày 4,5/5) để tham dự cuộc họp của hội đồng thành viên tổ chức này. Các cuộc họp như vậy cung cấp một cơ hội để bàn luận không chính thức, nhưng họ giải quyết các vấn đề hành chính và không quyết định chính sách.
Chắc chắn, một số đại biểu OPEC đã nâng khả năng cắt giảm nguồn cung mạnh hơn và một số khác cho biết thỏa thuận hiện nay có thể được chỉnh sửa.
Nhưng một quan chức khác quen thuộc với thỏa thuận cho biết việc tăng quy mô giảm sản lượng là không thể. Quan chức này cho biết “tôi dự kiến không có bất ngờ nào”. “Đặc biệt hiện nay gần như tất cả mọi người tuân thủ khá tốt”.
Các thành viên OPEC gồm nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia lên tiếng hỗ trợ gia hạn thỏa thuận. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết Nga nghiêng về kéo dài hiệp ước này.
OPEC cho biết việc tuân thủ của OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC với cam kết cắt giảm sản lượng đứng ở mức 98% trong tháng 3, cao hơn mức tổ chức này đã đạt được trong lần cắt giảm gần nhất năm 2009.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet